Giảm tải là gì?

Giảm tải là tìm cách làm cho công việc nhẹ nhàng hơn, hiệu quả hơn, đạt mục tiêu cao hơn chứ không phải giảm tải là cắt bớt công việc, hạ thấp mục tiêu. Tôi không nói đến những điều "lớn lao" về giảm tải chương trình trong giáo dục mà chỉ muốn chia sẻ việc thực hiện giảm tải trong quá trình dạy học của mình.


Nếu không có phương pháp hợp lí và thiếu ý chí quyết tâm thì làm việc nhẹ cũng luôn cảm thấy quá tải

Hãy tìm cách làm việc sáng tạo thay vì cắt bỏ bớt khối lượng và mục tiêu công việc (Ảnh SGK Vật lí 8).


Vì sao phải giảm tải?

Phải chăng là vì quá tải nội dung và chương trình, học sinh của chúng ta hiện nay được cho là đang quá tải nội dung và chương trình? Theo tôi thì không phải. Tôi thấy rằng chương trình và nội dung dạy học hiện nay không nặng hơn trước đây, thậm chí còn nhẹ hơn rất niều. Trong khi đó phương tiện dạy học của chúng ta hiện nay hiện đại hơn, đa dạng hơn. Thực ra sự quá tải của học sinh chính là quá tải nhận thức. Quá trình nhận thức của chúng ta bắt đầu bằng việc tiếp nhận các thông tin thông qua nhìn và nghe. Tiếp đó là xử lí thông tin ở bộ nhớ tạm thời và cuối cùng là lưu giữ thông tin ở bộ nhớ dài hạn. Nhưng tại sao cứ phải quá tải mới nghĩ đến giảm tải nhỉ? Quá trình nào cũng có "hao phí vô ích" cả, giáo dục cũng vậy, cần phải làm giảm hao phí vô ích để đạt hiệu suất cao hơn. Vậy giảm tải có thể hiểu là giảm hao phí trong giáo dục. Nó luôn luôn cần thiết, đó là lí do chúng ta phải giảm tải.

Mỗi giáo viên thực hiện giảm tải như thế nào?

Thứ nhất, hãy tìm cách loại bỏ tất cả các chi tiết không liên quan, khó hiểu và những thứ gây xao nhãng ra khỏi quá trình dạy học.

Tôi đã mô tả bốn chiến lược bên dưới: các ví dụ đã làm, các vấn đề hoàn thành, chiến lược không có mục tiêu và giảm hiệu ứng gây chú ý.

Không có nhận xét nào: