Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý lần 3 năm 2022 của trường Chuyên Hạ Long

Bài viết này chia sẻ với các bạn lời giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý lần 3 năm 2022 của trường Chuyên Hạ Long tỉnh Quảng Ninh. Các bạn cũng có thể download đề thi thử TN THPT môn vật lý Chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 file word về sử dụng. Trong đề thi này, những bài toán cấp độ 4 rất mới và thú vị, chúng ta có thể tích lũy đáng kể để chuẩn bị tốt hơn cho kì thi TN THPT sắp tới.



Đề thi thử TN THPT môn vật lý Chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 file word



Link download file word

Đề thi thử vật lý Chuyên Hạ Long năm 2022 lần 3 file word

Câu 1. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - B

Sợi dây có sóng dừng duỗi thẳng là lúc các phần tử sợi dây đi qua vị trí cân bằng. Tức là thời gian giữa hai lần dây thẳng bằng $\frac{T}{2}$, giữa 3 lần là $\frac{2T}{2}$, giữa 4 lần là $\frac{3T}{2}$, …, và giữa 9 là $\frac{8T}{2}=4T$. Từ phương trình sóng ta thấy $\omega=2\pi$ suy ra $T=1\ \mathrm{\mathrm{s}}$ Thời gian cần tìm là $4\ \text{s}$.

Câu 2. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - A

Bức xạ nhìn thấy phải có bước sóng từ 380 nm đến 760 nm, ở đây có 2 bước sóng là 550 nm và 650 nm.

Câu 3. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - A

Câu 4. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - A

Câu 5. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - B

Câu 6. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - B

Câu 7. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Câu 8. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Câu 9. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - A

Chu kì dao động $$T=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{l}{g}}\text{~}\sqrt{l}$$ Khi $l$ tăng 4 lần thì $T$ tăng $\sqrt{4}=2$ lần.

Câu 10. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Câu 11. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - B

Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch $$I=\frac{E}{r+R+R}$$ Với $r=R$ thì $I=\frac{E}{3r}$

Câu 12. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Câu 13. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - B

+ Bóng đèn pin trước đây là bóng đèn dây tóc, ánh sáng phát ra nhờ bức xạ nhiệt. Bóng đèn pin hiện nay thường dùng bóng đền LED, phát sáng dựa trên hiện tượng điện phát quang.
+ Bóng đèn ống trước đây phát sáng nhờ sự phát quang của lớp chất huỳnh quang, sự phát quang này xảy ra là nhờ tia tử ngoại phát ra từ hai điện cực ở hai đầu ống. Đây rõ ràng là hiện tượng quang phát quang. Tuy nhiên, đèn ống hiện nay chủ yếu là đèn LED, nên câu hỏi có vẻ còn chủ quan.
+ Bóng đèn LED đã được giải thích ở trên.
+ Bóng đèn xe máy cũng là đèn dây tóc.

Câu 14. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - B

Hồ quang điện mang bức xạ tử ngoại.
Tấm kẽm dù tích điện dương, âm hay không tích điện thì hồ quang vẫn có thể làm êlectron bứt ra khỏi bề mặt của nó.
Nhưng nếu chắn bởi tấm thủy tinh dày thì tấm thủy tinh hấp thụ tử ngoại rất mạnh, tử ngoại không đến được tấm kẽm và không gây ra được hiện tượng quang điện.

Câu 15. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - C

Câu 16. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - A

Lực tĩnh điện giữa hai điện tích điểm $$F=k\frac{\left|q_1q_2\right|}{\varepsilon r^2}\text{~}\frac{1}{r^2}$$

Câu 17. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Quạt điện sinh công cơ học là công có ích, còn lại là nhiệt lượng tỏa ra là năng lượng hao phí. Hiệu suất của quạt $$H=\frac{P_\text{cơ}}{P_\text{toàn phần}}\\ P_\text{toàn phần}=\frac{P_\text{cơ}}{H}$$ Năng lượng quạt tiêu thụ (phải tính từ công suất toàn phần) là \begin{align} W&=P_{\text{toàn phần}}\times t\\ &=\frac{P_\text{cơ}}{H}t=\frac{80\left(\text{W}\right)}{0\text{,}8}\times 1\left(\text{h}\right)\\ &=100\left(\text{Wh}\right) \end{align}

Câu 18. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - A

Câu 19. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - B

Câu 20. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - C

Trong câu hỏi này, ta cần chú ý
+ Thứ nhất: Giá trị điện áp tức thời được tính như hiệu điện thế học ở lớp 11, tức là hai phần tử $R$ và $L$ mắc nối tiếp thì $$u=u_R+u_L$$ + Thứ hai: Định luật Ôm trong mạch điện xoay chiều không được sử dụng cho các giá trị tức thời (trừ trường hợp đó là đoạn mạch có u và i cùng pha), tức là biểu thức sau đây sai: $$i=\frac{u}{Z}$$ Biểu thức đúng phải là $$I=\frac{U}{Z}$$

Câu 21. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 – B

Câu 22. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - B

Câu 23. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - A

Phân loại sóng vô tuyến theo bước sóng:
Sóng cực ngắn: 0,1 m – 10 m
Sóng ngắn: 10 m – 100 m
Sóng trung: 100 m – 1000 m
Sóng dài: 1000 m – 10000 m
Ở đây 30 m thuộc dải sóng ngắn.

Câu 24. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Khi cộng hưởng thì $\vec{U}$ nằm ngang (theo quy ước cách vẽ thông thường), trong khi ${\vec{U}}_L$ luôn thẳng đứng hướng lên, tức là chúng lệch nhau $\frac{\pi}{2}$.

Câu 25. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - A

Khi điện phân dương cực tan thì cường độ dòng điện và hiệu điện thế của bình điện phân tuân theo định luật Ôm, tức là $$I=\frac{U}{R_\mathrm{b}}\\ m=\frac{1}{F}\frac{A}{n}It$$ \begin{align} m^\prime&=\frac{1}{F}\frac{A}{n}\left(2I\right).\left(2t\right)\\ &=4\frac{1}{F}\frac{A}{n}It\\ &=4m \end{align}

Câu 26. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - C

$$Z_C=\frac{1}{2\pi fC}=100\ \mathrm{\Omega}$$ Trong mạch $RLC$ có biến trở $R$, nếu $P\left(R_1\right)=P(R_2)$ thì $R_1R_2=R_0^2$ Với $R_0=|Z_L-Z_C|$, ở đây không có $L$ nên $$R_1R_2=Z_C^2=10000\ \Omega^2$$

Câu 27. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - C

Năng lượng phản ứng hạt nhân \begin{align} E&=\left(Σm_\text{trước}-Σm_\text{sau}\right).931\text{,}5\ \text{(MeV)}\\ &=\left(37\mathrm{,}9656-37\mathrm{,}9638\right).931\mathrm{\mathrm{,}}5\\ &=5\mathrm{\mathrm{,}}6766\ \mathrm{\mathrm{(}MeV\mathrm{)}} \end{align} $E\gt 0$ nên phản ứng tỏa năng lượng.

Câu 28. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - C

Khoảng cách giữa hai vân tối thứ 3 hai bên vân trung tâm bằng $$2\text{,}5i+2\text{,}5i=5i\\ 5i=2\ \mathrm{\mathrm{mm}}\\ i=0\mathrm{\mathrm{,}}4\ \mathrm{mm}$$ Khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối gần nhất là $\frac{i}{2}=0\mathrm{\mathrm{,}}2\ \mathrm{mm}$.

Câu 29. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - C

Số cực đại trên đường thẳng đi qua A, vuông góc với AB bằng 2 lần số cực đại giữa O và A và bằng \begin{align} n&=2\times\left[\frac{AB}{\lambda}\right]\\&=2\times\left[\frac{16}{3}\right]\\&=2\times\left[5\mathrm{,}3\right]\\&=2\times5\\&=10 \end{align}

Câu 30. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - C

Đồ thị cho ta chu kì $T=0\mathrm{\mathrm{,}}5\ \text{s}$ ta tính được tần số góc $\omega=\frac{2\pi}{T}=4\pi\ \mathrm{rad\mathrm{/s}}$.
Các phương trình dao động thành phần $$x_1=2\cos{\left(4\pi t-\frac{\pi}{2}\right)}\ \mathrm{\mathrm{cm}}\\ x_2=2\sqrt3\cos{\left(4\pi t+\pi\right)}\ \mathrm{\mathrm{cm}}$$ Gia tốc \begin{align} a\left(t\right)&=-\omega^2x\left(t\right)\\ &=-\omega^2\left(x_1\left(t\right)+x_2\left(t\right)\right)\\ &=-\left(4\pi\right)^2\left(2\cos{\left(4\pi\frac{5}{24}-\frac{\pi}{2}\right)}-2\sqrt3\cos{\left(4\pi\frac{5}{24}\right)}\right)\\ &=640\ \mathrm{\mathrm{cm/}}\mathrm{s}^\mathrm{2} \end{align}

Câu 31. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - C

Đồ thị cho ta $$T={2.10}^{-6}\ \mathrm{\mathrm{s}}$$ Với $$T=2\pi\sqrt{LC}$$ Suy ra \begin{align} L&=\frac{T^2}{4\pi^2C}\\ &=\frac{4\times{10}^{-12}}{40\times100\times{10}^{-12}}\\ &=0\mathrm{\mathrm{,}}0010\ \mathrm{\mathrm{H}}\\ &=1\ \mathrm{mH} \end{align}

Câu 32. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - B

Áp dụng công thức liên hệ \begin{align} v&=\omega\sqrt{A^2-x^2}\\ &=\omega\sqrt{A^2-\left(\alpha.l\right)^2}\\ &=\sqrt{\frac{10}{0\mathrm{,}8}\left(8^2-\left(0\mathrm{,}05.80\right)^2\right)}\\ &=24\mathrm{\mathrm{,}}49\ \mathrm{m/s} \end{align}

Câu 33. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Với máy biến áp lí tưởng, ta có $$\frac{I^\prime}{I}=\frac{U}{U^\prime}\\ I=\frac{U\prime I\prime}{U}=\frac{220\times100}{2200}=10\ \mathrm{\mathrm{A}}$$ Hiệu suất \begin{align} H&=\frac{P_{tt}}{P}\\ &=\frac{UI}{UI+I^2R}\\ &=\frac{2200\times10}{2200\times10+{10}^2\times30}\\ &=0\mathrm{\mathrm{,}}88 \end{align}

Câu 34. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Trước hết ta nhớ lại vận tốc của êlectron trên quỹ đạo bán kính $r_n=n^2r_0$ $$F=\frac{ke^2}{r_n^2}=m\frac{v_n^2}{r_n}\\ v_n=\frac{A}{n}$$ Với $A=\sqrt{\frac{ke^2}{mr_0}}$ là hằng số.
Thời gian chuyển động 1 vòng hay còn gọi là chu kì $$T_n=\frac{2\pi r_n}{v_n}=\frac{2n^3\pi r_0}{A}$$ Ở quỹ đạo $L$ thì $n=2$ nên $v=\frac{A}{2}$.
Ở quỹ đạo có $T=\frac{64\pi r_0}{v}$, ta có thể viết thành $$T_n=\frac{2\times64\pi r_0}{A}$$ Suy ra $$n^3=64\\ n=4$$ Ứng với quỹ đạo N.

Câu 35. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Cảm ứng từ do dòng điện thẳng gây ra $$B={2.10}^{-7}\frac{I}{r}\text{~}\frac{1}{r}$$ Tức là từ $2B_2=3B_1$ có thể suy ra $$\frac{2}{r_2}=\frac{3}{r_1}\\ \frac{r_1}{3}=\frac{r_2}{2}=\frac{r_1-r_2}{3-2}=3\\ \Rightarrow\ r_1=9\ \mathrm{\mathrm{cm}}$$

Câu 36. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - C

Trước hết ta xác định chiều truyền sóng. Ta gọi đỉnh sóng gần M nhất là N (N ở ngay bên trái M), vẽ đường tròn pha như dưới đây:

đường tròn pha

Trong đó, N ở biên dương và có điểm pha $P_N$; M đang chuyển động ngược chiều dương nên điểm pha $P_M$ nằm trên trục $Ou$, M ở li độ $\frac{A}{\sqrt{2}}$ nên $v_M=\frac{v_m}{\sqrt{2}}$. Từ đường tròn ta thấy:
+ M nhanh pha hơn N nên suy ra sóng truyền từ M đến N, tức là từ phải sang trái.
+ Từ biểu thức $v_M=-\frac{v_m}{\sqrt{2}}$ suy ra $$\frac{\omega\times4}{\sqrt{2}}=20\pi\sqrt{2}\\ \omega=10\pi\ \mathrm{rad\mathrm{/s}}$$ + Độ lệch pha giữa M và N cho biết khoảng cách giữa các vị trí cân bằng của M và N $${\Delta\varphi}_{MN}=\frac{\pi}{4}\ =2\pi\frac{d_{MN}}{\lambda}\\ d_{MN}=\frac{\lambda}{8}$$ Vì $d_{ON}=\frac{\lambda}{4}$ suy ra \begin{align} d_{OM}&=\frac{3\lambda}{8}\\&=\frac{3}{8}\frac{2\pi v}{\omega} \end{align} \begin{align} v&=\frac{4}{3}\frac{\omega d_{OM}}{\pi}\\&=\frac{4.10\pi.12}{3\pi}\\&=160\ \mathrm{\mathrm{cm/s}} \end{align} Tóm lại sóng truyền theo chiều âm với vận tốc $1\text{,}6\ \text{m/s}$.

Câu 37. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - A

Số hạt đã phân rã $$\Delta N=N_0\left(1-e^{-\frac{\ln{2}}{T}t}\right)$$ Suy ra tỉ số $$\frac{\Delta N}{N_0}=1-e^{-\frac{\ln{2}}{T}t}\\ 1-\frac{\Delta N}{N_0}=e^{-\frac{\ln{2}}{T}t}\\ \ln{\left(1-\frac{\Delta N}{N_0}\right)^{-1}}=\frac{\ln{2}}{T}t$$ Hệ số góc được xá định bằng đồ thị \begin{align} \frac{\ln{2}}{T}&=\frac{0\mathrm{,}\ 943+\frac{0\mathrm{,1}\ 56}{4}-\left(0\mathrm{,}156+\frac{0\mathrm{,}156}{8}\right)}{10} \end{align} \begin{align} T&=\frac{10\ln{2}}{0\mathrm{,}943+\frac{0\mathrm{,1}56}{4}-\left(0\mathrm{,}156+\frac{0\mathrm{,}156}{8}\right)}\\ &=8\mathrm{\mathrm{,}}59\ \mathrm{\mathrm{ngày}} \end{align}

Câu 38. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Tại thời điểm $t=0$, M ở vị trí vân bậc $$k_0=\frac{19\mathrm{,}\ 8\times1}{0\mathrm{,}75\times2}=13\mathrm{\mathrm{,}}2$$ Khi màn ở biên dương thì M ở vị trí vân sáng bậc $$k_+=\frac{19\mathrm{,}\ 8\times1}{0\mathrm{,}75\times2.4}=11$$ Khi màn ở biên âm thì M ở vị trí vân sáng bậc $$k_-=\frac{19\mathrm{,}\ 8\times1}{0\mathrm{,}75\times1,6}=16\text{,}5$$ Như vậy M nằm trên vân sáng lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư ứng với $k=13,\ 12,\ 11,\ 12$
Tại lần thứ 4 thì $k=12$, vị trí của màn ở li độ $x_D$ sao cho $$12=\frac{19\mathrm{,}8}{0\mathrm{,}75\times\left(2+x_D\right)}\\ x_D=0\mathrm{\mathrm{,}}2\ \text{m}$$ Tại vị trí nửa biên độ thì tốc độ dao động bằng \begin{align} v&=\frac{\omega A\sqrt3}{2}\\ &=\frac{\frac{2\pi}{4\mathrm{,}5}.0\mathrm{,}\ 4\sqrt3}{2}\\ &=0\mathrm{\mathrm{,}}48\ \mathrm{m/s} \end{align}

Câu 39. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - A

Sau khi giữ điểm chính giữa lò xo thì \begin{align} \omega^\prime&=\sqrt2\omega\\&=\sqrt2\sqrt{\frac{100}{0\mathrm{,}1}}\\&=10\sqrt2\pi\ \mathrm{rad\mathrm{/s}} \end{align} Li độ của vật đối với vị trí cân bằng mới có độ lớn giảm một nửa so với li độ đối với vị trí cân bằng cũ \begin{align} x_1^\prime&=\frac{x_1}{2}=\frac{2\mathrm{,}\ 5}{2}\\&=1\mathrm{\mathrm{,}}25\ \mathrm{cm} \end{align} Vận tốc của vật không đổi, vẫn bằng \begin{align} v_1^\prime&=v_1=\frac{\omega A\sqrt3}{2}\\ &=\frac{10\pi\times5\sqrt3}{2}\\ &=25\sqrt3\pi\ \mathrm{\mathrm{cm/s}} \end{align} Dùng biểu thức liên hệ ta có \begin{align} A^\prime&=\sqrt{x_1^{\prime2}+\left(\frac{v_1^\prime}{\omega^\prime}\right)^2}\\ &=\sqrt{1\mathrm{,}{25}^2+\left(\frac{25\sqrt3\pi}{10\sqrt2\pi}\right)^2}\\ &=3\mathrm{\mathrm{,}}3\ \mathrm{cm} \end{align} Tốc độ cực đại \begin{align} v_m^\prime&=\omega^\prime A^\prime\\ &=10\sqrt2\sqrt{\frac{100}{0\mathrm{,}1}}\times3\mathrm{\mathrm{,}}3\\ &=347\mathrm{\mathrm{,}}9\ \mathrm{cm/s} \end{align}

Câu 40. Đề thi thử vật lý chuyên Hạ Long lần 3 năm 2022 - D

Chú ý khi con chạy dịch chuyển thì cả $L$ và $r$ thay đổi. Ta phải tìm quy luật của những sự thay đổi này.
Trước hết là độ tự cảm $$L=4\pi.{10}^{-7}\frac{N^2}{l}S=4\pi.{10}^{-7}\left(\frac{N}{l}\right)^2lS$$ Trong đó $\frac{N}{l}=n$ là số vòng dây trên một đơn vị dài của ống, đại lượng này không đổi nên $L\text{~}l$. Điện trở thuần $r$ của ống tỉ lệ với chiều dài $\ell$ của sợi dây dẫn quấn thành ống $$r\text{~}\ell\\ \ell=Nc=nlc$$ Với $c$ là chu vi một vòng dây.
Tóm lại $r\text{~}l$ và $L\text{~}l$.
Ta có thể viết $$\frac{r}{Z_L}=\frac{r_0}{Z_{L_0}}=\frac{5}{100}=\frac{1}{20}$$ (Khi $r=5\ \mathrm{\Omega}$ thì $Z_L=100\pi\frac{1}{\pi}=100\ \mathrm{\Omega}$).
Vẽ giản đồ véc tơ

Giản đồ véc tơ

Trong giản đồ véc tơ, các tam giác đồng dạng $\Delta AEN\text{~}\Delta BEM$ cho ta $$\frac{Z_L}{50+r}=\frac{r}{50-Z_L}$$ Thay $Z_L=20r$ vào vào bấm máy ta được $$r=2\mathrm{\mathrm{,}}44\ \mathrm{Ω}$$



Không có nhận xét nào: