Đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Nghệ An lần 1 năm 2023
Hãy thử sức mình với bài thi thử TN THPT môn vật lý dạng trực tuyến trong thời gian thực bằng Đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Nghệ An lần 1 năm 2023. Để góp phần nâng cao chất lượng kỳ thi TN THPT năm 2023, sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An sẽ tiến hành học sinh thi thử nhiều lần, với những đề thi được biên soạn công phu, chất lượng. Đề thi thử lý Nghệ An lần 1 năm 2023 này sẽ khởi đầu cho một chuỗi các kì thi thử này. Bạn đã sẵn sàng cho 55 phút thi thử chưa? Hãy bấm vào nút Bắt đầu làm bài để trải nghiệm cả về kiến thức, kỹ năng lẫn áp lực thời gian nhé. Sau đó hãy bấm nút Nộp bài ở cuối đề thi để xem kết quả và đáp án. Bạn cũng có thể bấm vào Giải chi tiết ở dưới cùng để tham khảo lời giải chi tiết đề lý nghệ an lần 1 năm 2023. Chúc các bạn thành công.
Hãy bấm vào nút BẮT ĐẦU LÀM BÀI để thi thử
Câu 2. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi
Câu 3. Đặt điện áp xoay chiều $u=U_0\cos{\omega }$ vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần $R$, cuộn cảm thuần $L$ và tụ điện có điện dung $C$ ghép nối tiếp. Khi đó điện áp ở hai đầu điện trở có dạng $u=U_0\cos{\omega }$. Kết luận nào sau đây sai?
Câu 4. Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là
Câu 5. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng cơ, dao động ngược pha bằng
Câu 7. Xét mạch có diện tích S đặt trong vùng có từ trường đều $\vec{B}$, với $\vec{B}$ hợp với vectơ pháp tuyến n của mặt phẳng (S) góc $\alpha$. Từ thông gửi qua mạch được xác định bằng
Câu 8. Điện tích $q\gt 0$ dịch chuyển trong điện trường đều $\vec{E}$ sẽ chịu tác dụng của lực điện có độ lớn $F$ bằng
Câu 9. Cường độ dòng điện xoay chiều luôn luôn trễ pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch khi
Câu 10. Đặt một hiệu điện thế một chiều $U$ vào hai đầu một đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch là $I$. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là $P$. Công thức nào sau đây đúng?
Câu 12. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng $k$, dao động điều hòa dọc theo trục $Ox$ quanh vị trí cân bằng $O$. Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ $x$ là
Câu 13. Một vật dao động điều hòa với chiều dài quỹ đạo là $L$, tần số góc là $\omega$. Khi vật có li độ $x$ thì vận tốc của nó là $v$. Biểu thức nào sau đây đúng?
Câu 14. Một con lắc đơn có chiều dài dây treo $l_1$, đang dao động điều hòa với chu kì $T_1$ tại nơi có gia tốc trọng trường $g$. Khi đi qua vị trí cân bằng thì dây treo con lắc vị vướng đinh tại $O'$ cách vị trí cân bằng một đoạn $l_2$. Chu kì dao động tuần hoàn của con lắc là
Câu 15. Tính chu kỳ dao động điều hòa của con lắc lò xo thẳng đứng biết rằng tại vị trí cân bằng lò xo bị biến dạng một đoạn 2 cm. Lấy $g=10\ \text{m/s}^2$ và $\pi=3\text{,}14$.
Câu 17. Đo cường độ dòng điện xoay chiều chạy qua một mạch điện, một ampe kế chỉ giá trị 2 A. Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện chạy qua ampe kế lúc đó là
Câu 18. Giữa gia tốc $a$ và li độ $x$ của một vật dao động điều hoà có mối liên hệ $a+\alpha x=0$ với $\alpha$ là hằng số dương. Chu kỳ dao động của vật là
Câu 19. Đặt điện áp $u=200\cos{100\pi t}\ \text{(V)}$ vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở $R$ mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm $\frac{1}{\pi}\ \text{(H)}$. Điều chỉnh biến trở để công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại, khi đó cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch bằng
Câu 20. Một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 0,1 rad ở một nơi có gia tốc trọng trường là $g=10\ \text{m/s}^2$. Vào thời điểm vật qua vị trí có li độ dài 8 cm thì vật có vận tốc $20\sqrt{3}\ \text{cm/s}$. Chiều dài dây treo con lắc là
Câu 22. Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. ABCD là hình vuông nằm ngang. Biết trên CD có 3 vị trí mà ở đó các phần từ dao động với biên độ cực đại. Trên AB có tối đa bao nhiêu vị trí mà phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại?
Câu 23. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. nâng vật lên để lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì vật dao động điều hoà thẳng đứng quanh vị trí cân bằng O, khi vật đi qua vị trí có tọa độ $x=2\text{,}5\ \text{cm}$ thì có vận tốc $50\ \text{cm/s}$. Lấy $g=10\ \text{m/s}^2$. Tính từ lúc thả vật, ở thời điểm vật đi được quãng đường $28\ \text{cm}$ thì gia tốc của vật có độ lớn bằng
Câu 24. Một vật dao động điều hòa có biên độ $A = 10\ \text{cm}$. Trong khoảng thời gian $\frac{13}{6}\ \text{s}$ vật đi được quãng đường lớn nhất $s = 90\ \text{cm}$. Tìm tốc độ của vật ở cuối quãng đường trên.
Câu 25. Tại điểm $O$ trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, đặt nguồn âm điểm với công suất phát âm không đổi. Một người chuyển động thẳng đều từ một điểm $A$ về $O$ với tốc độ $2\ \text{m/s}$. Khi đến một điểm $B$ cách nguồn âm $20\ \text{m}$ thì mức cường độ âm tăng thêm $20\ \text{dB}$ so với mức cường độ âm tại điểm $A$. Thời gian người đó chuyển động từ $A$ đến $B$ là
Câu 27. Một sợi dây có chiều dài 1,5 m một đầu cố định, một đầu tự do. Kích thích cho sợi dây dao động với tần số 100 Hz thì trên dây xuất hiện sóng dừng. Tốc độ truyền sóng trên dây nằm trong khoảng từ 150 m/s đến 400 m/s. Tính bước sóng.
Câu 28. Hai vật dao động điều hòa quanh một vị trí cân bằng với phương trình li độ lần lượt là $x_1=A_1\cos{\left(\frac{2\pi}{T}+\frac{\pi}{2}\right)}$ và $x_2=A_2\cos{\left(\frac{2\pi}{T}+\frac{\pi}{2}\right)}$, với $t$ tính theo đơn vị giây. Hệ thức đúng là
Câu 29. Một con lắc lò xo nhẹ treo thẳng đứng. Khi treo vật $m_1=300\ \text{g}$ vào lò xo thì lò xo dài 20 cm. Khi treo vật $m_2=800\ \text{g}$ vào lò xo đó thì chiều dài bằng 25 cm. Lấy $g=10\ \text{m/s}^2$. Độ cứng lò xo là
Câu 30. Trong môi trường đàn hồi có một sóng cơ có tần số $f = 30\ \text{Hz}$. Hai điểm M và N trên cùng phương truyền sóng dao động ngược pha nhau, giữa chúng có 3 điểm khác cũng dao động ngược pha với M. Khoảng cách MN là 8,4 cm. Vận tốc truyền sóng là
Câu 32. Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi với điện áp 6 kV, hiệu suất trong quá trình truyền tải là 75 %. Biết công suất truyền tải không đổi. Muốn hiệu suất truyền tải đạt 93,75 %thì ta phải
Câu 33. Một sợi dây đàn hồi OM chiều dài 90 cm có hai đầu cố định. Khi được kích thích thì trên dây xảy ra sóng dừng với 3 bó sóng, biên độ tại bụng là 3 cm. Tại một điểm trên sợi dây N gần đầu O nhất có biên độ dao động là 1,5 cm. Khoảng cách từ O đến vị trí cân bằng của N nhận giá trị nào sau đây?
Câu 34. Đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần $R_1=40\ \text{Ω}$ mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung $C=\frac{10^{-3}}{4\pi}\ \text{F}$, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần $R_2$ mắc nối tiếp vói cuộn cảm thuần. Đặt vào hai đầu A, B điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi thì điện áp tức thòi ở hai đầu đoạn mạch AM và MB lần lượt là $u_\text{AM}=50\sqrt{2}\cos{\left(100\pi t-\frac{7\pi}{12}\right)}\ \text{(V)}$ và $u_\text{MB}=150\cos{\left(100\pi t\right)}\ \text{(V)}$. Hệ số công suất của đoạn mạch AB gần bằng
Câu 35. Đặt điện áp xoay chiều $u_\text{AM}=U_0\cos{\omega t}$ vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần $R$, cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L$ và tụ điện có điện dung $C$, với $Z_L = 4Z_C$. Tại một thời điểm $t$, điện áp tức thời trên cuộn dây có giá trị cực đại và bằng 200 V thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch bằng
Câu 37. Đặt điện áp $u=20\cos{\left(100\pi t\right)}\ \text{(V)}$ vào hai đầu đoạn mạch $R$, $L$, $C$ mắc nối tiếp, trong đó tụ điện có điện dung $C$ thay đổi được. Biết giá trị của điện trở là $R=10\ \text{Ω}$ và cảm kháng của cuộn cảm là $10\sqrt{3}\ \text{Ω}$. Khi $C = C_1$ thì điện áp giữa hai đầu tụ điện là $u_C=U_0\cos{\left(100\pi t-\frac{\pi}{6}\right)}\ \text{(V)}$. Khi $C = 3C_1$ thì biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
Câu 38. Đoạn mạch điện xoay chiều $RLC$ mắc nối tếp gồm biến trở $R$ nối tiếp với cuộn cảm thuần có cảm kháng $40\ \text{Ω}$ và tụ điện có dung kháng $20\ \text{Ω}$. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch và tần số không đổi. Điều chỉnh biến trở sao cho điện áp hiệu dụng trên $R$ bằng 2 lần điện áp hiệu dụng trên tụ điện. Tổng trở của đoạn mạch lúc này gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 39. Cuộn sơ cấp của máy biến áp lí tưởng có $N_1$ vòng dây. Khi đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V vào hai đầu cuộn sơ cấp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở đo được là 100 V. Nếu tăng thêm 150 vòng dây cho cuộn sơ cấp và giảm 150 vòng dây ở cuộn thứ cấp thì, khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp hiệu dụng 160 V, điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở vẫn là 100 V. Giá trị của $N_1$ bằng
Câu 40. Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 24 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là $u_A=u_B=a\cos{60\pi t}$ (với $t$ tính bằng $\text{s}$). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là 45 cm/s. Gọi $MN = 4\ \text{cm}$ là đoạn thẳng trên mặt chất lỏng có chung trung trực với AB. Khoảng cách xa nhất giữa MN với AB là bao nhiêu để có ít nhất 5 điểm dao động cực đại nằm trên đoạn MN?
Không có nhận xét nào: