Đề thi vào lớp 10 chuyên lý - Dạy học sáng tạo - 12 - 04 - 2024

Đề thi vào lớp 10 chuyên lý - Dạy học sáng tạo - 12 - 04 - 2024

Qua bao nhiêu tháng ngày học tập và rèn luyện, đến thời điểm này là lúc chúng ta thử sức, kiểm tra lại những kiến thức và kỹ năng đã tích lũy để bước đến kỳ thi vào lớp 10 chuyên Lý.

Bài thi thử vào lớp 10 chuyên Lý miễn phí này không chỉ là thước đo cho trình độ học tập của mỗi cá nhân mà còn là cơ hội để các em học sinh tự tin khẳng định năng lực bản thân, đồng thời rèn luyện bản lĩnh trước kỳ thi chính thức.

Cách thức làm bài thi thử

  • Thời gian: Không giới hạn

  • Đọc kĩ đề và giải ra giấy

  • Điền kết quả vào các ô trả lời ngắn phía cuối trang

  • Bấm vào nút XEM KẾT QUẢ để xem điểm


Đề thi thử vào lớp 10 chuyên Lý - 120424

Câu I. Cơ - 2,5 điểm

Hai chiếc thuyền đồng thời xuất phát từ cùng một điểm trên bến sông và chạy theo hai hướng ngược nhau: một chiếc thuyền đi xuôi dòng nước, chiếc kia đi ngược dòng nước. Vận tốc của các thuyền khi nước lặng là như nhau và bằng $5\ \mathrm{\mathrm{m/s}}$, vận tốc dòng nước là $2\ \mathrm{\mathrm{m/s}}$.

  1. Tính khoảng cách giữa hai thuyền sau thời gian $t_0=10\ \text{min}$ kế từ khi chúng xuất phát.

  2. Sau thời gian $t_1$ kể từ khi xuất phát thì thuyền đi xuôi dòng quay lại đi ngược dòng, sau thời gian $t_2$ kể từ khi xuất phát thì thuyền đi ngược dòng quay lại đi xuôi dòng. Hai thuyền trở lại điểm xuất phát cùng lúc sau 30 phút kể từ khi xuất phát.

    1. Tính $t_1$ và $t_2$.

    2. Tính khoảng cách lớn nhất giữa hai thuyền trong quá trình chuyển động.

Giả sử quỹ đạo của các thuyền nằm trên cùng một đường thẳng; có thể bỏ qua kích thước của các thuyền và bỏ qua thời gian đổi hướng chuyển động của các thuyền.

Câu II. Nhiệt - 2,0 điểm

Ông Năm chuẩn bị uống trà, tách trà có thể tích $V_1=0.2\ \ell$ và nhiệt độ $t_1=80\ \mathrm{\mathrm{°C}}$, bên trong có một chiếc thìa bằng kim loại. Bên cạnh ông ta là một cốc nước lạnh lớn có thể tích là $V_2=0.5\ \ell$ và nhiệt độ $t_2=10\ \mathrm{\mathrm{°C}}$. Để làm nguội chiếc thìa, ông Năm lấy thìa từ tách trà và nhúng nó vào cốc nước lạnh, chiếc thìa gần như nguội đi ngay lập tức (nhiệt độ của chiếc thìa và nhiệt độ của nước lạnh cân bằng nhau). Chiếc thìa kim loại có khối lượng $m_\mathrm{t}=50\ \mathrm{\mathrm{g}}$.

  1. Chiếc thìa đã truyền nhiệt lượng $Q_\mathrm{t}$ sang nước lạnh. Tính $Q_\mathrm{t}$.

  2. Ông Năm làm cho trà nguội đi một chút bằng cách lấy chiếc thìa từ cốc nước lạnh và bỏ nó vào tách trà. Khi trà và chiếc thìa cân bằng nhiệt thì trà đã nguội đi bao nhiêu $\mathrm{\mathrm{°C}}$?

  3. Ông Năm nghĩ, nếu cứ tiếp tục như vậy thì trà có thể nguội hoàn toàn. Trà có thể được làm lạnh đến nhiệt độ thấp nhất bằng bao nhiêu với cách sử dụng quy trình đã mô tả?

  4. Ông Năm đoán rằng mình phải lặp lại quá trình trao đổi nhiệt giữa trà và nước 29 lần thì nhiệt độ của trà sẽ đạt giá trị nhỏ nhất. Dự đoán của ông Năm đúng hay sai?

Cho các số liệu: Khối lượng riêng của nước là $D=1\ \mathrm{\mathrm{g/c}}\mathrm{m}^\mathrm{3}$, nhiệt dung riêng của nước là $c=4.182\ \mathrm{\mathrm{kJ/(kg}\cdot\mathrm{°C)}}$, nhiệt dung riêng của thìa kim loại $c_\mathrm{t}=423.6\ \mathrm{\mathrm{J/(kg}\cdot\mathrm{°C)}}$. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh, cốc và ngón tay ông Năm.

Câu III. Điện - 2,5 điểm

Trong mạch ở Hình 1, tất cả các ampe kế và các vôn kế đều lý tưởng, các điện trở đều giống nhau và giá trị của chúng được gọi là $R$. Các cực của mạch được nối với nguồn điện có hiệu điện thế không đổi $U$. Số chỉ ampe kế $\text{A}_2$ là $20\ \text{mA}$ và số chỉ vôn kế $\text{V}_2$ là $6\ \text{V}$.

Hình cho câu III - Đề thi vào lớp 10 chuyên lý - Dạy học sáng tạo - 12 - 04 - 2024

  1. Tìm số chỉ của ampe kế $\text{A}_1$, số chỉ của vôn kế $\text{V}_1$ và hiệu điện thế $U$.

  2. Tính giá trị điện trở $R$.

  3. Đổi chỗ giữa ampe kế $\text{A}_2$ và vôn kế $\text{V}_2$, tìm số chỉ các ampe kế và các vôn kế.

Câu IV. Quang - 2,0 điểm

Cho một thấu kính hội tụ $\text{L}_1$ và một thấu kính phân kì $\text{L}_2$ có cùng tiêu cự $f=10\ \mathrm{\mathrm{cm}}$. Ban đầu đặt một điểm sáng $\text{S}$ nằm trên trục chính của thấu kính hội tụ $\text{L}_1$, cách thấu kính $\text{L}_1$ một khoảng $d=15\ \mathrm{\mathrm{cm}}$, ảnh của $\text{S}$ được tạo bởi $\text{L}_1$ là $\text{S}_1$.

  1. Tính khoảng cách từ $\text{S}_1$ đến $\text{S}$.

  2. Đánh dấu vị trí của $\text{S}_1$, sau đó thay $\text{L}_1$ bằng $\text{L}_2$ và cố định $\text{S}$, ảnh của $\text{S}$ do $\text{L}_2$ tạo ra là $\text{S}_2$. Tính khoảng cách từ vị trí của $\text{S}_1$ đến $\text{S}_2$.

  3. Đặt hai thấu kính $\text{L}_1$ và $\text{L}_2$ sao trục chính của chúng trùng nhau. Cố định $\text{L}_1$, chiếu một tia sáng tới $\text{L}_1$ và song song với trục chính. Phải đặt $\text{L}_2$ cách $\text{L}_1$ một khoảng $\ell$ bằng bao nhiêu để tia sáng cuối cùng ló ra khỏi $\text{L}_2$ cũng song song với trục chính?

Câu V. Phương án thực hành - 1,0 điểm

Cho các dụng cụ sau:

  • Một nguồn điện

  • Một vôn kế

  • Một ampe kế

  • Dây nối

  • Một điện trở có giá trị điện trở $R_x$ chưa biết

Hãy trình bày phương án đo giá trị điện trở $R_x$.

Yêu cầu: Phương án thí nghiệm phải đảm bảo giảm thiểu sai số.

Trả lời ngắn Đề thi thử vào lớp 10 chuyên Lý - 120424

Hãy trả lời các câu hỏi bằng cách nhập kết quả mà em tìm được vào ô ngay sau câu hỏi và chú ý những điều sau đây:

  • Dấu phẩy (,) trong số thập phân chúng ta phải nhập bằng dấu chấm (.). Ví dụ, không nhập là 1,2 mà phải nhập là 1.2

  • Tất cả các giá trị phải làm tròn đến 1 chữ số thập phân sau dấu chấm. Ví dụ 1,23764 thì nhập vào là 1.2, hay 23 thì nhập là 23.0

Sau khi nhập xong, hãy bấm vào nút Gửi để nhận kết quả.
Chúc các bạn thành công!

Câu I

1. Khoảng cách giữa hai thuyền sau thời gian 10 phút kế từ khi chúng xuất phát là:

2.a1. Thuyền đi xuôi dòng đổi hướng sau thời gian

2.a2. Thuyền đi ngược dòng đổi hướng sau thời gian

2.b. Khoảng cách lớn nhất giữa hai thuyền là

Câu II

1. Nhiệt lượng mà chiếc thìa truyền sang cốc nước là

2. Sau khi chiếc thìa được bỏ trở lại tách trà, nhiệt độ tách trà đã giả đi

3. Nhiệt độ thấp nhất mà tách trà đạt được là

4. Ông Năm dự đoán Đúng hay Sai?

Câu III

1.1. Số chỉ ampe kế $\text{A}_1$ là

1.2. Số chỉ vôn kế $\text{V}_1$ là

1.3. Hiệu điện thế hai đầu mạch là

2. Giá trị của điện trở là

3.1. Số chỉ ampe kế $\text{A}_1$ là

3.2. Số chỉ ampe kế $\text{A}_2$ là

3.3. Số chỉ vôn kế $\text{V}_1$ là

3.4. Số chỉ vôn kế $\text{V}_2$ là

Câu IV

1. Khoảng cách giữa ảnh và vật là

2. Khoảng cách giữa hai ảnh là

3. Khoảng cách giữa hai thấu kính là

Câu V

Hãy trình bày ngắn gọn phương án của bạn vào đây:




Nguyễn Đình Tấn - Giáo viên vật lý - Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp - Quảng Bình

Không có nhận xét nào: