Đề thi thử tốt nghiệp THPT theo mẫu 2025 môn Vật lý - Đề chất lượng cao - Đề số 2
Chào mừng các sĩ tử 2K7 đến với đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Vật lý! Để giúp các bạn tự tin chinh phục kỳ thi quan trọng sắp tới, DẠY HỌC SÁNG TẠO xin giới thiệu đề thi thử Vật lý chất lượng cao số 2, được biên soạn bám sát theo cấu trúc mẫu đề thi tốt nghiệp THPT 2025 mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là cơ hội tuyệt vời để các bạn luyện thi Vật lý, đánh giá năng lực bản thân và làm quen với áp lực phòng thi. Đừng bỏ lỡ đề chất lượng cao này để trang bị kiến thức và kỹ năng tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025!
Phần I - Đề thi thử tốt nghiệp THPT theo mẫu 2025 môn Vật lý - Đề chất lượng cao - Đề số 2
Câu 1: Khi bắt đầu đun, nhiệt độ của vật rắn kết tinh tăng dần. Đến nhiệt độ xác định, sự nóng chảy diễn ra, vật chuyển từ thể rắn sang thể lỏng và nhiệt độ ...(1)... dù tiếp tục đun. Sau khi toàn bộ vật chuyển sang thể lỏng, nhiệt độ của khối chất lỏng ...(2)... khi tiếp tục đun. Chỗ trống (1) và (2) lần lượt là
A. “giảm xuống” và “giữ giá trị ổn định”.B. “không tăng” và “giảm xuống”.
C. “giảm xuống” và “tiếp tục tăng lên”.
D. “không tăng” và “tiếp tục tăng lên”.
Câu 2: Quá trình làm thay đổi nội năng của vật bằng cách cho nó tiếp xúc với vật khác khi
A. nhiệt độ của chúng bằng nhau gọi là sự trao đổi công.B. có sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng gọi là sự nhận công.
C. có sự chênh lệch nhiệt độ giữa chúng gọi là sự truyền nhiệt.
D. nhiệt độ của chúng bằng nhau gọi là sự truyền nhiệt.
Câu 3: Mỗi độ chia \(1^\circ \text{C}\) trong thang Celsius bằng X của khoảng cách giữa nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất tiêu chuẩn). X là
A. \( \frac{1}{273,16} \).B. \( \frac{1}{100} \).
C. \( \frac{1}{10} \).
D. \( \frac{1}{273,15} \).
Câu 4: Khi hai vật tiếp xúc nhau mà ở trạng thái cân bằng nhiệt thì
A. không có nhiệt lượng trao đổi giữa hai vật.B. khối lượng hai vật bằng nhau.
C. số phân tử trong hai vật bằng nhau.
D. vận tốc của hệ hai vật bằng không.
Câu 5: Hãy tìm ý không đúng với mô hình động học phân tử trong các ý sau:
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.B. Các phân tử chuyển động không ngừng.
C. Tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì thể tích của vật càng lớn.
D. Giữa các phân tử có lực tương tác gọi là lực tương tác phân tử.
Câu 6: Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích và nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào dưới đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lí tưởng?
A. Làm nóng một lượng khí trong một bình đầy kín.B. Làm nóng một lượng khí trong một bình không đầy kín.
C. Làm nóng một lượng khí trong xilanh kín có pít-tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pít-tông di chuyển.
D. Dùng tay bóp méo quả bóng bay.
Câu 7: Cho một quá trình biến đổi trạng thái của một lượng khí xác định được biểu diễn như hình vẽ. Các thông số trạng thái \(p\), \(V\), \(T\) của lượng khí đã thay đổi như thế nào khi chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2?
B. \(V\) không đổi, \(p\) tăng, \(T\) giảm.
C. \(V\) tăng, \(p\) tăng, \(T\) giảm.
D. \(p\) tăng, \(V\) tăng, \(T\) tăng.
Câu 8: Tính khối lượng riêng của không khí ở đỉnh núi Fansipan (Phan-Xi-Păng) cao 3 140 m. Biết rằng mỗi khi cao thêm 10,0 m (so với mực nước biển) thì áp suất khí quyển giảm 1,00 mmHg và nhiệt độ đỉnh núi là 2,00 °C. Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760 mmHg, nhiệt độ 0 °C) là 1,29 kg/m³.
A. 1,50 kg/m³.B. 0,58 kg/m³.
C. 2,90 kg/m³.
D. 0,75 kg/m³.
Câu 9: Một dây dẫn dài 50 cm được đặt vuông góc với một từ trường đều. Cường độ dòng điện trong dây là 10,0 A, lực do từ trường tác dụng lên dây là 3,0 N. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường là
A. 0,60 T.B. 1,5 T.
C. \(1.8 \times 10^{-3} \, \text{T}\).
D. \(6,7 \times 10^{-3} \, \text{T}\).
Câu 10: Hình nào sau đây mô tả đúng hướng của đường sức từ xung quanh dòng điện thẳng dài?
B. Hình (B)
C. Hình (C)
D. Hình (D)
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Điện trường xuất hiện khi có từ trường biến thiên.B. Từ trường xuất hiện khi có điện trường biến thiên.
C. Trường điện từ lan truyền trong không gian được gọi là sóng điện từ.
D. Trong quá trình truyền sóng điện từ, cường độ điện trường và cảm ứng từ biến thiên với pha lệch nhau một góc vuông.
Câu 12: Khi dịch chuyển thanh nam châm ra xa ống dây (Hình bên), trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây, phát biểu nào sau đây là đúng?
B. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực bắc của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.
C. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và đẩy cực nam của thanh nam châm.
D. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và hút cực bắc của thanh nam châm.
Câu 13: Một công suất điện 240 kW được truyền đi bằng dây dẫn có điện trở 5,0 Ω. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây truyền đi là 6,0 kV. Hao phí năng lượng điện trên đường dây là
A. 20 W.B. 200 W.
C. 1,6 kW.
D. 8,0 kW.
Câu 14: Trong hạt nhân nguyên tử americium (\(_{95}^{240}\)Am) có bao nhiêu hạt neutron?
A. 145 neutron.B. 95 neutron.
C. 240 neutron.
D. 135 neutron.
Câu 15: Các hạt nhân đồng vị có cùng
A. số neutron.B. điện tích.
C. số khối.
D. khối lượng.
Câu 16: Biết khối lượng của các hạt proton, neutron và hạt nhân (\(_{9}^{19}\)F) lần lượt là: \(m_p = 1,0073 \, \text{amu}\), \(m_n = 1,0087 \, \text{amu}\), \(m_F = 18,9984 \, \text{amu}\). Độ hụt khối hạt nhân (\(_{9}^{19}\)F) là
A. 0,1529 amu.B. 0,1506 amu.
C. 0,1478 amu.
D. 0,1543 amu.
Câu 17: Ban đầu một khối (\(_{92}^{238}\)U) nguyên chất có khối lượng 2,19 g. Do urani phóng xạ và sinh ra (\(_{82}^{206}\)Pb) nên sau một thời gian, trong mẫu chất có lẫn chì và urani. Vào thời điểm mà khối lượng chì gấp 3 lần khối lượng urani thì tổng khối lượng của mẫu chất đó là
A. 1,77 g.B. 2,19 g.
C. 2,05 g.
D. 1,96 g.
Câu 18: Cho phản ứng nhiệt hạch có phương trình: \(_{1}^{2}H + _{Z}^{A}X \to _{2}^{4}He + _{1}^{1}n\). Hạt nhân X có điện tích là
A. +3e.B. +2e.
C. +1e.
D. 0.
PHẦN II - Đề thi thử tốt nghiệp THPT theo mẫu 2025 môn Vật lý - Đề chất lượng cao - Đề số 2
Phát biểu đúng các bạn đáng dấu check thế này ☑, phát biểu sai các bạn không đánh mà để thế này ☐.
Câu 19: Khi hai vật tiếp xúc với nhau, quá trình trao đổi nhiệt xảy ra phụ thuộc vào nhiệt độ và nội năng của hai vật.
Câu 20: Một lốp ô tô được bơm căng không khí ở \(27{,}0\,^\circ\text{C}\) với áp suất ban đầu \(p_1 = 1{,}013 \times 10^5\,\text{Pa}\). Không khí bị nén còn 20% thể tích ban đầu, nhiệt độ tăng lên \(40{,}0\,^\circ\text{C}\).
Câu 21: Một thanh dẫn điện dài \(l\) trượt đều với vận tốc \(v\) trên hai ray dẫn cách nhau \(d\), trong từ trường đều \(B\), tạo suất điện động cảm ứng \( \mathcal{E} = Bdv \). Mạch có điện trở \(R\), bỏ qua ma sát.
Câu 22: Trong thí nghiệm tán xạ \(\alpha\), chùm hạt \(\alpha\) có động năng lớn bắn vào lá vàng mỏng. Hầu hết hạt \(\alpha\) đi thẳng, một số ít bị lệch với các góc lớn.
PHẦN III - Đề thi thử tốt nghiệp THPT theo mẫu 2025 môn Vật lý - Đề chất lượng cao - Đề số 2
Các bạn nhập đáp án vào textbox, dấu phẩy thập phân các bạn nhập dấu chấm, chú ý chỉ nhiều nhất là 4 kí tự.
Câu 23: Một thùng đựng \(20{,}0\ \text{lít}\) nước ở nhiệt độ \(20{,}0\ ^\circ \text{C}\). Khối lượng riêng của nước là \(1{,}0 \times 10^3\, \text{kg/m}^3\); nhiệt dung riêng của nước là \(4200\, \text{J/(kg·K)}\). Tính thời gian (theo đơn vị giây) truyền nhiệt lượng cần thiết nếu dùng một thiết bị điện có công suất \(25{,}0\, \text{kW}\) để đun lượng nước trên đến \(70^\circ \text{C}\). Biết chỉ có \(80{,}0\%\) năng lượng điện tiêu thụ được dùng để làm nóng nước. Làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị.
Câu 24: Số phân tử có trong \(50\, \text{g}\) nước tinh khiết là \(X \cdot 10^{24}\) phân tử. Tìm \(X\), làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm.
Câu 25: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là \(3{,}8 \times 10^8\, \text{m}\). Lấy \(c = 3{,}0 \times 10^8\, \text{m/s}\). Sóng điện từ truyền từ Trái Đất đến Mặt Trăng mất bao nhiêu giây (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười)?
Câu 26: Một dây dẫn thẳng nằm ngang mang dòng điện \(3{,}5\, \text{A}\). Một đoạn dây trên dây dẫn này có chiều dài \(4{,}0\, \text{cm}\) chịu tác dụng lực từ của một từ trường nằm ngang giữa hai cực của một nam châm. Độ lớn của lực từ là \(14\, \text{mN}\). Xác định cảm ứng từ của nam châm, giả sử rằng nó không đổi trong toàn bộ không gian giữa hai cực của nam châm (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm).
Dùng thông tin sau cho Câu 27 và Câu 28:
Trong phản ứng phân hạch kích thích bởi neutron, một hạt nhân uranium-\(\ce{^{235}_{92}U}\) hấp thụ một neutron và tạo thành một hạt nhân xenon-\(\ce{^{140}_{54}Xe}\) và một hạt nhân stronti-\(\ce{^{94}_{38}Sr}\), theo phản ứng:
\(\ce{^{235}_{92}U + ^1_0n -> ^{140}_{54}Xe + ^{94}_{38}Sr + x\ ^1_0n}\)
Các khối lượng nguyên tử (đơn vị amu):
- \(\ce{^{235}_{92}U}\): \(235{,}0439\)
- \(\ce{^{140}_{54}Xe}\): \(139{,}9216\)
- \(\ce{^{94}_{38}Sr}\): \(93{,}9154\)
- \(\ce{^1_0n}\): \(1{,}0087\)
Câu 27: Số neutron giải phóng sau phân hạch \(x\) (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị) bằng bao nhiêu?
Câu 28: Tính năng lượng hạt nhân (tính bằng \(10^{13}\, \text{J}\)) được giải phóng khi \(1{,}0\, \text{kg}\) uranium-235 tinh khiết phân hạch hoàn toàn (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần mười).

Không có nhận xét nào: