Bài tập Các định luật Niu-tơn - Trắc nghiệm online Vật lý 10
Định luật I Niu-tơn
Vận tốc của một vật được duy trì là nhờ quán tính mà không phải nhờ lực.
Định luật II Niu-tơn
Một vật khối lượng $m$ chịu tác dụng của một lực $\vec{F}$ thì vật có gia tốc
$$\vec{a}=\frac{\vec{F}}{m}$$
Một vật khối lượng $m$ chịu tác dụng của nhiều lực $\vec{F}_1$, $\vec{F}_2$, $\vec{F}_3$.... thì vật có gia tốc
$$\vec{a}=\frac{\vec{F}_1+\vec{F}_2+\vec{F}_3+...}{m}$$
Định luật III Niu-tơn
Vật A tác dụng lên vật B một lực $\vec{F}_\text{AB}$ thì vật B phản lại vật A một lực $\vec{F}_\text{BA}$, hai lực này cùng giá, cùng độ lớn, ngược chiều, cùng loại, xuất hiện đồng thời và mất đi đồng thời. Đặc biệt chú ý điểm đặt của hai lực trên hai vật khác nhau.
Phương pháp giải các bài tập về các định luật Niu-tơn
Để thay số vào biểu thức định luật II Niu-tơn và tính toán được, ta phải chuyển phương trình véc tơ này thành phương trình đại số. Ta làm theo các bước sau:
Bước 1: Vẽ các lực tác dụng vào vật.
Bước 2: Vẽ trục $Ox$ dọc theo hướng chuyển động của vật.
Bước 3: Vẽ các góc hợp bởi các véc tơ lực $\vec{F}_1$, $\vec{F}_2$, $\vec{F}_3$.... với $Ox$, các góc đó ta tạm gọi là $\varphi_1$, $\varphi_2$, $\varphi_3$,...
Bước 4: Viết lại phương trình định luật II Niu-tơn $$a=\frac{F_1\cos{\varphi_1}+F_2\cos{\varphi_2}+F_3\cos{\varphi_3}...}{m}$$ Chú ý rằng, khi đã dùng công thức này, ta phải "tôn trọng" dấu của các đại lượng, tức là khi kết hợp với các công thức động học $$v=at+v_0\\ s=\frac{1}{2}at^2+v_0t\\ v^2-v_0^2=2as$$ ta phải giữ nguyên dấu của gia tốc sau khi đã tính bằng định luật II Niu-tơn.
Bước 1: Vẽ các lực tác dụng vào vật.
Bước 2: Vẽ trục $Ox$ dọc theo hướng chuyển động của vật.
Bước 3: Vẽ các góc hợp bởi các véc tơ lực $\vec{F}_1$, $\vec{F}_2$, $\vec{F}_3$.... với $Ox$, các góc đó ta tạm gọi là $\varphi_1$, $\varphi_2$, $\varphi_3$,...
Bước 4: Viết lại phương trình định luật II Niu-tơn $$a=\frac{F_1\cos{\varphi_1}+F_2\cos{\varphi_2}+F_3\cos{\varphi_3}...}{m}$$ Chú ý rằng, khi đã dùng công thức này, ta phải "tôn trọng" dấu của các đại lượng, tức là khi kết hợp với các công thức động học $$v=at+v_0\\ s=\frac{1}{2}at^2+v_0t\\ v^2-v_0^2=2as$$ ta phải giữ nguyên dấu của gia tốc sau khi đã tính bằng định luật II Niu-tơn.
Trắc nghiệm online
------------------------------------------------------------
Câu 1.Yếu tố nào sau đây có thể duy trì vận tốc của một vật?
Câu 2. Một vật khối lượng $m$ chịu tác dụng của một lực $F$ thì vật có gia tốc
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về lực và phản lực trong tương tác giữa hai vật?
Câu 4. Một vật khối lượng 1,2 kg chịu tác dụng của một lực $F$, vật chuyển động với gia tốc $0\text{,}5\ \text{m/s}2$. Giá trị của lực $F$ là
Câu 5. Một ô tô khối lượng 3000 kg đang chạy thẳng với vận tốc 36 km/h thì bắt đầu hãm phanh để chạy chậm dần đều. Sau khi chạy được quãng đường 10 m kể từ khi hãm phanh, xe dừng lại. Lực hãm có độ lớn bằng
Câu 6. Nếu tác dụng lực $F$ lên vật khối lượng $m$ thì vật có gia tốc $1\text{,}5\ \text{m/s}^2$. Nếu cắt vật $m$ thành hai phần khối lượng $m_1$ và $m_2$ rồi lần lượt tác dụng lực $F$ lên các phần này thì gia tốc của vật $m_1$ là $2\ \text{m/s}^2$, của vật $m_2$ là
Câu 7. Một chiếc xe nhỏ khối lượng $5m$ và một vật khối lượng $m$ đặt trên xe. Ban đầu xe đứng yên. Bỏ qua ma sát. Tác dụng lên xe một lực $F$ nằm ngang thì sau thời gian $t$ vận tốc của xe là 0,5 m/s, khi đó nhẹ nhàng lấy vật $m$ ra khỏi xe nhưng lực $F$ vẫn duy trì tác dụng. Sau thời gian $t$ tiếp theo kể từ khi lấy vật, vận tốc của xe bằng
Câu 8. Một vật nhỏ khối lượng 3 kg được kéo bằng một lực $\vec{F}$ thẳng đứng hướng lên. Lực $\vec{F}$ có độ lớn $F=36\ \mathrm{N}$. Gia tốc của vật bằng
Câu 9. Một cô bé đang kéo chiếc xe nhỏ của mình trên đường bằng phẳng như hình vẽ dưới đây: Biết rằng lực ma sát giữa xe và mặt đường có giá nằm ngang, ngược chiều chuyển động của xe và có độ lớn 3 N. Xe chuyển động thẳng đều. Lực kéo $\vec{F}$ của cô bé chếch lên một góc $\alpha={30}^0$. Độ lớn $F$ của lực kéo đó là
Câu 10. Một vật khối lượng 8 kg chịu tác dụng của hai lực $\vec{F}_1$ và $\vec{F}_2$. Biết hai lực này có giá vuông góc với nhau và có độ lớn $F_1=2\ \mathrm{N}$ và $F_2=2\sqrt{3}\ \mathrm{N}$. Gia tốc của vật có độ lớn bằng
Câu 11. Một vật nhỏ được thả trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng. Chiều dài mặt phẳng nghiêng là 10 m. Góc nghiêng $\alpha={30}^0$. Bỏ qua ma sát. Thời gian vật trượt tới chân mặt phẳng nghiêng là
Câu 12. Một thùng hàng khối lượng $m = 90\ \text{kg}$ được đẩy lên một mặt phẳng nghiêng góc $\theta={30}^0$ như hình vẽ dưới đây: Biết thùng chuyển động thẳng đều và không có ma sát. Lực $F$ bằng bao nhiêu?
Câu 13. Người ta dùng một sợi dây nhẹ không dãn để kéo lên và hạ xuống một kiện hàng nặng 300 kg. Khi kiện hàng đi lên nhanh dần đều thì nó có gia tốc $1\text{,}6\ \text{m/s}^2$. Khi kiện hàng đi xuống nhanh dần đều thì nó có gia tốc $0\text{,}8\ \text{m/s}^2$. Lực căng của sợi dây bằng nhau trong hai trường hợp đi lên và đi xuống. Lực căng đó là
Câu 14. Sợi dây dùng lực $T$ kéo vật khối lượng $m_1=110\ \mathrm{kg}$ đi lên thẳng đứng nhanh dần đều với gia tốc $a$. Cũng vẫn lực $T$ đó, sợi dây hạ vật khối lượng $m_2=690\ \mathrm{kg}$ xuống nhanh dần đều cũng với gia tốc $a$ như hình vẽ dưới đây: Vẫn sợi dây với lực căng $T$ này kéo một vật khối lượng $m$ đi lên thẳng đều. Giá trị của $m$ là
Câu 15. Hai quả cầu chuyển động trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận tốc lần lượt bằng 1m/s và 0,5 m/s. Sau va chạm cả hai vật cùng bật trở lại với vận tốc lần lượt là 0,5 m/s và 1,5 m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1 kg. Khối lượng của quả cầu 2 là
Câu 2. Một vật khối lượng $m$ chịu tác dụng của một lực $F$ thì vật có gia tốc
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về lực và phản lực trong tương tác giữa hai vật?
Câu 4. Một vật khối lượng 1,2 kg chịu tác dụng của một lực $F$, vật chuyển động với gia tốc $0\text{,}5\ \text{m/s}2$. Giá trị của lực $F$ là
Câu 5. Một ô tô khối lượng 3000 kg đang chạy thẳng với vận tốc 36 km/h thì bắt đầu hãm phanh để chạy chậm dần đều. Sau khi chạy được quãng đường 10 m kể từ khi hãm phanh, xe dừng lại. Lực hãm có độ lớn bằng
Câu 6. Nếu tác dụng lực $F$ lên vật khối lượng $m$ thì vật có gia tốc $1\text{,}5\ \text{m/s}^2$. Nếu cắt vật $m$ thành hai phần khối lượng $m_1$ và $m_2$ rồi lần lượt tác dụng lực $F$ lên các phần này thì gia tốc của vật $m_1$ là $2\ \text{m/s}^2$, của vật $m_2$ là
Câu 7. Một chiếc xe nhỏ khối lượng $5m$ và một vật khối lượng $m$ đặt trên xe. Ban đầu xe đứng yên. Bỏ qua ma sát. Tác dụng lên xe một lực $F$ nằm ngang thì sau thời gian $t$ vận tốc của xe là 0,5 m/s, khi đó nhẹ nhàng lấy vật $m$ ra khỏi xe nhưng lực $F$ vẫn duy trì tác dụng. Sau thời gian $t$ tiếp theo kể từ khi lấy vật, vận tốc của xe bằng
Câu 8. Một vật nhỏ khối lượng 3 kg được kéo bằng một lực $\vec{F}$ thẳng đứng hướng lên. Lực $\vec{F}$ có độ lớn $F=36\ \mathrm{N}$. Gia tốc của vật bằng
Câu 9. Một cô bé đang kéo chiếc xe nhỏ của mình trên đường bằng phẳng như hình vẽ dưới đây: Biết rằng lực ma sát giữa xe và mặt đường có giá nằm ngang, ngược chiều chuyển động của xe và có độ lớn 3 N. Xe chuyển động thẳng đều. Lực kéo $\vec{F}$ của cô bé chếch lên một góc $\alpha={30}^0$. Độ lớn $F$ của lực kéo đó là
Câu 10. Một vật khối lượng 8 kg chịu tác dụng của hai lực $\vec{F}_1$ và $\vec{F}_2$. Biết hai lực này có giá vuông góc với nhau và có độ lớn $F_1=2\ \mathrm{N}$ và $F_2=2\sqrt{3}\ \mathrm{N}$. Gia tốc của vật có độ lớn bằng
Câu 11. Một vật nhỏ được thả trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng. Chiều dài mặt phẳng nghiêng là 10 m. Góc nghiêng $\alpha={30}^0$. Bỏ qua ma sát. Thời gian vật trượt tới chân mặt phẳng nghiêng là
Câu 12. Một thùng hàng khối lượng $m = 90\ \text{kg}$ được đẩy lên một mặt phẳng nghiêng góc $\theta={30}^0$ như hình vẽ dưới đây: Biết thùng chuyển động thẳng đều và không có ma sát. Lực $F$ bằng bao nhiêu?
Câu 13. Người ta dùng một sợi dây nhẹ không dãn để kéo lên và hạ xuống một kiện hàng nặng 300 kg. Khi kiện hàng đi lên nhanh dần đều thì nó có gia tốc $1\text{,}6\ \text{m/s}^2$. Khi kiện hàng đi xuống nhanh dần đều thì nó có gia tốc $0\text{,}8\ \text{m/s}^2$. Lực căng của sợi dây bằng nhau trong hai trường hợp đi lên và đi xuống. Lực căng đó là
Câu 14. Sợi dây dùng lực $T$ kéo vật khối lượng $m_1=110\ \mathrm{kg}$ đi lên thẳng đứng nhanh dần đều với gia tốc $a$. Cũng vẫn lực $T$ đó, sợi dây hạ vật khối lượng $m_2=690\ \mathrm{kg}$ xuống nhanh dần đều cũng với gia tốc $a$ như hình vẽ dưới đây: Vẫn sợi dây với lực căng $T$ này kéo một vật khối lượng $m$ đi lên thẳng đều. Giá trị của $m$ là
Câu 15. Hai quả cầu chuyển động trên cùng một đường thẳng đến va chạm vào nhau với vận tốc lần lượt bằng 1m/s và 0,5 m/s. Sau va chạm cả hai vật cùng bật trở lại với vận tốc lần lượt là 0,5 m/s và 1,5 m/s. Quả cầu 1 có khối lượng 1 kg. Khối lượng của quả cầu 2 là
------- ΦΦΦΦΦ -------
Chuyên mục:
Kiểm tra thử vật lý 10,
Không có nhận xét nào: