Bài tập Chu kì, tần số con lắc lò xo - Các dạng bài tập vật lý 12

Bài tập Chu kì, tần số con lắc lò xo giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập và rèn luyện kỹ năng giải các bài toán đề cập đến chu kìtần số của con lắc lò xo. Chúng ta đọc qua phần lý thuyết và phương pháp giải bài tập, sau đó làm bài tập từ dễ đến khó với hình thức trắc nghiệm. Làm xong các bấm nộp bài để xem đáp án. Và cuối cùng là phần giải chi tiết để chúng ta tham khảo.

tracnghiem online Chu kì, tần số con lắc lò xo

Công thức tính chu kì và tần số con lắc lò xo

$$\omega=\sqrt{\frac{k}{m}}\\ f=\frac{\omega}{2\pi}=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{k}{m}}\\ T=\frac{2\pi}{\omega}=2\pi\sqrt{\frac{m}{k}}$$

Các bài tập về chu kì, tần số con lắc lò xo thường gặp

Cho một số con lắc lò xo khối lượng, độ cứng, chu kì, tần số lần lượt $$m_1,k_1, f_1, T_1, \omega_1\\ m_2, k_2, f_2, T_2, \omega_2\\ ...\\ m_n, k_n, f_n, T_n, \omega_n$$ Trong đó có một số đại lượng chưa biết, cần phải tìm các đại lượng đó.

Phương pháp giải bài tập chu kỳ, tần số con lắc lò xo

Mỗi con lắc lò xo ta viết một một phương trình (phương trình thực ra là công thức tính $\omega$ hoặc $f$ hoặc $T$)
Sau đó bình phương hai vế các phương trình và lập tỉ số vế theo vế từng cặp các phương trình đó, chẳng hạn $$\frac{T_1^2}{T_2^2}=\frac{m_1}{m_2}\times\frac{k_2}{k_1} $$

Trắc nghiệm online Bài tập Chu kì, tần số con lắc lò xo

------------------------------------------------------------
Câu 1.Một con lắc lò xo độ cứng $k$, khối lượng $m$. Chu kì dao động điều hòa của con lắc là





Câu 2. Một con lắc lò xo được treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường $g$. Khi cân bằng, lò xo dãn một đoạn $Δℓ$. Kích thích để con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng thì tần số dao động của con lắc là





Câu 3. Vật có khối lượng $m = 200\ \text{g}$ gắn vào lò xo. Con lắc này dao động với tần số 10 Hz. Lấy $\pi^2 = 10$. Độ cứng của lò xo bằng





Câu 4. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ dài tự nhiên của lò xo là 22 cm. Khi hệ thống ở trạng thái cân bằng thì độ dài của lò xo là 24 cm. Lấy $g = 10 = π^2\ \text{m/s}^2$. Tần số dao động của vật là





Câu 5. Một vật có khối lượng $m_1 = 100\ \text{g}$ treo vào lò xo có độ cứng là $k$ thì dao động với tần số là 5 Hz. Khi treo vật nặng có khối lượng $m_2 = 400\ \text{g}$ vào lò xo đó thì vật dao động với tần số là





Câu 6. Cho hai lò xo giống nhau có cùng độ cứng là $k$, lò xo thứ nhất treo vật $m_1 = 400\ \text{g}$, lò xo thứ hai treo vật khối lượng $m_2$. Trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 5 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 10 dao động. Khối lượng $m_2$ bằng





Câu 7. Một lò xo nếu chịu tác dụng lực kéo 1 N thì dãn ra thêm 1 cm. Treo một vật nặng 1 kg vào lò xo rồi cho nó dao động thẳng đứng. Chu kì dao động của vật là





Câu 8. Khi treo một vật có khối lượng $m = 81\ \text{g}$ vào một lò xo thẳng đứng thì tần dao động điều hoà là 10 Hz. Treo thêm vào lò xo một vật có khối lượng $m^{\prime} = 19\ \text{g} thì tần số dao động của hệ là





Câu 9. Một vật khối lượng 1 kg treo trên một lò xo nhẹ có tần số dao động riêng 2 Hz. Treo thêm một vật thì thấy tần số dao động riêng bằng 1 Hz. Khối lượng vật được treo thêm bằng





Câu 10. Cho vật nặng có khối lượng $m$ khi gắn vào hệ gồm hai lò xo độ cứng $k_1$, $k_2$ ghép song song thì vật dao động điều hoà với tần số 10 Hz, khi gắn vật vào hệ cũng hai lò xo này nhưng ghép nối tiếp thì dao động điều hoà với tần số 4,8 Hz, biết $k_1 > k_2$. Nếu gắn vật $m$ vào riêng từng lò xo $k_1$, $k_2$ thì dao động động với tần số lần lượt là





Câu 11. Một lò xo có độ cứng $k = 25\ \text{N/m}$. Lần lượt treo hai quả cầu có khối lượng $m_1$, $m_2$ vào lò xo và kích thích cho dao động thì thấy rằng. Trong cùng một khoảng thời gian: $m_1$ thực hiện được 16 dao động, $m_2$ thực hiện được 9 dao động. Nếu treo đồng thời 2 quả cầu vào lò xo thì chu kì dao động của chúng là $T = \frac{\pi}{5}\ \text{(s)}$. Khối lượng của hai vật lần lượt bằng





Câu 12. Một con lắc lò xo có độ cứng $k$. Lần lượt treo vào lò xo các vật có khối lượng: $m_1$, $m_2$, $m_3 = m_1 + m_2$, $m_4 = m_1 – m_2$. Ta thấy chu kì dao động của các vật trên lần lượt là: $T_1$, $T_2$, $T_3 = 5\ \text{s}$; $T_4 = 3\ \text{s}$. Chu kì $T_1$, $T_2$ lần lượt bằng





Câu 13. Cho một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ dài tự nhiên $\ell_0=1\ \text{m}$. Hai vật $m_1=600\ \text{g}$ và $m_2=1\ \text{kg}$ được gắn vào hai đầu A và B của lò xo. Chúng có thể di chuyển không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Gọi C là một điểm trên lò xo. Giữ cố định C và cho hai vật dao động điều hoà thì thấy chu kì của chúng bằng nhau. Vị trí điểm C cách điểm A ban đầu một đoạn là





Câu 14. Một vật nhỏ khối lượng $m$ khi gắn với lò xo độ cứng $k = 20\text{,}8\ \text{N/m}$ thì được con lắc lò xo có tần số dao động là 2 Hz. Chia vật nhỏ này thành hai vật khối lượng $m_1$, $m_2$ rồi gắn vào hai lò xo độ cứng như nhau tạo thành hai con lắc lò xo. Kéo hai con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng của chúng cùng độ lệch $A$ rồi thả nhẹ cùng lúc. Khi vật $m_1$ đi được quãng đường $A$ đầu tiên thì con lắc $m_2$ đi được quãng đường $\frac{A}{2}$ đầu tiên. Các giá trị $m_1$, $m_2$ lần lượt là





Câu 15. Hai con lắc lò xo độ cứng lần lượt $k_1 = 25\ \text{N/m}$ và $k_2 = 49\ \text{N/m}$ nhưng khối lượng hai vật nhỏ như nhau. Treo hai con lắc gần nhau sao cho khi cân bằng, hai vật nhỏ ở cùng độ cao. Nâng cả hai vật nhỏ lên cùng độ cao rồi thả nhẹ cùng lúc để chúng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hai vật nhỏ lại ở cùng một độ cao lần thứ nhất sau khi thả $\frac{2}{3}\ \text{s}$. Lấy $π^2 = 10$. Khối lượng của các vật nhỏ là





------- ΦΦΦΦΦ -------

Không có nhận xét nào: