Đề thi vào lớp 10 chuyên vật lý - Đề số 4

Đây là đề thi vào lớp 10 chuyên vật lý - đề thi thử số 4 của DẠY HỌC SÁNG TẠO. Đề thi này gồm 4 câu, câu 1 là bài toán cơ - chuyển động đều, câu 2 là bài toán nhiệt dùng phương pháp quy nạp, câu 3 là bài toán mạch điện, câu 4 là bài toán quang - thấu kính. Với mong muốn các bạn học sinh lớp 9 đam mê vật lý có thêm tài liệu ôn luyện, tôi chia sẻ đề thi thử này giúp các bạn có thêm trải nghiệm, chuẩn bị tốt hơn cho kì thi vào 10 chuyên lý sắp tới.


Câu I - Đề thi vào 10 chuyên lý - Đề số 4

Trong một bộ phim hoạt hình có hai con vật kì lạ. Một con tên là Mermer hình cầu nhỏ, con vật còn lại có tên là Solucanlar hình dạng như một sợi dây. Mermer đang lăn trên một đường thẳng với vận tốc không đổi $u=0\text{,}5\ \mathrm{\mathrm{m/s}}$ thì Solucanlar trườn theo hướng ngược lại với vận tốc $v$ không đổi (Hình 1.a). Solucanlar đi ngang qua Mermer trong thời gian $t_1=9\ \mathrm{\mathrm{s}}$. Sau một khoảng thời gian nào đó, con Solucanlar quay đầu lại, phần đầu của nó chuyển động ngược lại vẫn với vận tốc $v$, còn phần đuôi của nó vẫn tiếp tục tiến về phía trước cũng với vận tốc $v$ (Hình 1.b). Thời gian từ khi bắt đầu quay lại đến khi đuôi và đầu của Solucanlar gặp nhau là $t_2=9\text{,}5\ \mathrm{\mathrm{s}}$.

Hình 1
  1. Tính chiều dài $\ell$ và vận tốc $v$ của Solucanlar.
  2. Khi con Solucanlar bắt đầu duỗi thẳng thì đầu của nó cách con Mermer một khoảng $L=1\text{,}9\ \mathrm{\mathrm{m}}$. Tính thời gian từ khi đầu con Solucanlar gặp con Mermer đến khi con Solucanlar duỗi thẳng.

Câu II - Đề thi vào 10 chuyên lý - Đề số 4

Một cốc đầy nước nóng có nhiệt độ $t_0=80^{\ \circ}\text{C}$. Dùng ống bơm xuống đáy cốc một phần nước lạnh có nhiệt độ $t_x=0^{\ \circ}\text{C}$, kết quả là nhiệt độ cân bằng $t_1=78^{\ \circ}\text{C}$ được thiết lập. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.

  1. Khi nhiệt độ đã ổn định, bơm thêm xuống đáy cốc một phần nước lạnh giống như trên. Nhiệt độ cân bằng của nước trong cốc bằng bao nhiêu?
  2. Nếu lần lượt bơm xuống đáy cốc 20 phần nước lạnh giống nhau như trên thì nhiệt độ cân bằng cuối cùng của nước trong cốc bằng bao nhiêu? Biết rằng sau mỗi lần bơm một phần nước lạnh vào cốc, phải để cho nhiệt độ cân bằng mới bơm phần tiếp theo.

Gợi ý: Vì nước lạnh được bơm xuống đáy cốc nên phần nước nóng ở miệng cốc bị tràn ra ngoài.

Câu III - Đề thi vào 10 chuyên lý - Đề số 4

Trong hình vẽ dưới đây, Hình 2.a là sơ đồ một đoạn mạch điện gồm: các điện trở $R_1=20\ \mathrm{\Omega}$, $R_2=10\ \mathrm{\Omega}$, $R_3=25\ \mathrm{\Omega}$; ampe kế (A) có điện trở không đáng kể; hai đầu M, N để hở; hiệu điện thế hai đầu A, B bằng $U=12\ \mathrm{\mathrm{V}}$. Hình 2.b là một bộ gồm bốn điện trở được kết nối với nhau, trong đó có hai điện trở bằng nhau và bằng $R$, hai điện trở còn lại bằng nhau và bằng $r$.

Hình 2

Ghép bộ điện trở ở Hình 2.b (ta gọi là bộ abcd) vào mạch điện ở Hình 2.a theo hai cách sau đây:
Cách 1: Nối điểm a vào đầu M, nối điểm b vào đầu N, khi đó số chỉ ampe kế bằng không.
Cách 2: Nối điểm c vào đầu M, nối điểm d vào đầu N, khi đó số chỉ ampe kế bằng $0\text{,}044\ \mathrm{\mathrm{A}}\approx\frac{2}{45}\ \mathrm{A}$.

  1. Ở cách 1 điện trở của bộ abcd bằng bao nhiêu?
  2. Ở cách 2 điện trở của bộ abcd bằng bao nhiêu?
  3. Tính các điện trở $R$ và $r$ trong bộ abcd.

Câu IV - Đề thi vào 10 chuyên lý - Đề số 4

Ở hình vẽ bên (Hình 3), $xy$ là trục chính và điểm $\text{O}$ là quang tâm của một thấu kính, S là một điểm sáng và S’ là ảnh của S qua thấu kính.

Hình 3
  1. Đây là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì, vì sao?
  2. Hãy dùng phép dựng hình (phép vẽ) để xác định tiêu điểm chính của thấu kính.
  3. Cho biết tiêu cự của thấu kính có độ lớn 12 cm và khoảng cách $SS^\prime=2OS^\prime$. Hãy tính khoảng cách $SO$.



1 nhận xét:

  1. e xin đáp án, nếu có các đề khác cho e xin tham khảo với ạ. zl của e: 0965088197

    Trả lờiXóa