Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Bám sát với đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2022, đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022 cũng có hai phần rõ rệt. Phần đầu gồm 30 câu từ mực độ nhận biết đến mức độ vận dụng thấp, phần này các em cố gắng làm trong khoảng thời gian từ 10 phút đến 15 phút. Phần còn lại là 10 câu cuối, phần này cố gắng làm đến đâu thì đến, đừng áp lực quá. Tuy nhiên, phải cố gắng hết sức và đừng nản chí. Hãy đọc thật kĩ đề bài và làm một cách cẩn thận là được. DẠY HỌC SÁNG TẠO xin đưa ra lời giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022 nhằm giúp các em học sinh có thêm kênh tham khảo, và các bạn quan tâm đến môn vật lý có thêm tài liệu sử dụng sau này.


Đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022 - Mã đề 001


Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022 - Mã đề 001

Câu 40 - Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Đáp án A

Tỉ số giữa số hạt nhân đã phân rã (cũng là số hạt nhân Y mới tạo thành) với số hạt nhân X còn lại là $$\frac{N_Y}{N_X}=2^{\frac{t}{T}}-1$$ Sau một chu kì bán rã thì $N_X=N_Y$, trên đồ thị ta thấy thời điểm đó là 138 ngày, tức là $$T=138\ \text{ngày}$$ Tỉ số này bằng 7 khi $$2^{\frac{t_1}{T}}-1=7$$ Suy ra $$t_1=414\ \text{ngày}$$

Câu 39 - Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Đáp án D

Khoảng cách hai nguồn bằng $11\text{,}3\lambda$ cho biết mỗi bên vân trung tâm có 5 vân cực đại. M là cực đại nên $$d_1-d_2=k\lambda $$ Mặt khác M dao động ngược pha với hai nguồn nên $$d_1+d_2=n\lambda $$ Với $n$ và là số nguyên chẵn thì $k$ là số nguyên lẻ, nếu $n$ lẻ thì $k$ chẵn. Kết hợp ta được $$d_1=\frac{1}{2}\left(n+1\right)\lambda\\d_2=\frac{1}{2}\left(n-k\right)\lambda$$ $MI$ là đường trung tuyến của tam giác AMB, đặt nó là $a=MI$, ta có \begin{align} a^2&=\frac{d_1^2+d_2^2}{2}-\left(\frac{AB}{2}\right)^2\\ &=\frac{\lambda^2}{4}\left(n^2+k^2-11,3^2\right) \end{align} Vì M nằm ngoài đường tròn đường kính AB nên $$a\lt \frac{AB}{2}$$ Suy ra $n^2+k^2\gt 225\text{,}3$
Với hệ thức này thì
+ Nếu $k=0$ thì $n_\text{min}=17$
+ Nếu $k=\{1; 2; 3; 4; 5\}$ đều cho giá trị $n_\text{min}=16$ hoặc $n_\text{min}=17$. Tất nhiên ta sẽ lấy $k=1$ ứng với $n_\text{min}=16$, khi đó \begin{align} a&=\sqrt{\frac{\lambda^2}{4}\left(1^2+16^2-11\text{,}3^2\right)}\\ &=5\text{,}68\lambda \end{align}

Câu 38 - Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Đáp án D

Giả sử các vân sáng có bước sóng $$\lambda'_1,\lambda'_2,\lambda'_3$$ Các vân trùng nhau tại $x_{\text{M}}$ \begin{align} \left(k+0\text{,}5\right)\frac{\lambda_4\ D}{a}=\left(k+1\right)\frac{\lambda_3^{'}\ D}{a}=...\\ ... =\left(k+3\text{,}5\right)\frac{\lambda_1\ D}{a} \end{align} Để chỉ có 7 bức xạ này trùng nhau thì chúng phải thỏa mãn $$k\frac{\lambda_{\text{max}}D}{a}\lt x_M\ \lt \left(k+4\right)\frac{\lambda_{\text{min}}D}{a}$$ Với $\lambda_{\text{max}}=729\ \text{nm}$ và $\lambda_{\text{min}}=463\ \text{nm}$ Suy ra $$k\lt 6\text{,}9$$ Mặt khác $\frac{\lambda_4}{\lambda_1}\lt \frac{\lambda_\text{max}}{\lambda_\text{min}}$ tức là $\frac{k+3\text{,}5}{k+0\text{,}5}\lt \frac{729}{463}$, suy ra $$k\gt 4\text{,}7$$ Tóm lại $k=\{5;6\}$
Cũng từ các hệ thức trên suy ra \begin{align} \lambda_2&=\frac{k+3\text{,}5}{k+2\text{,}5}\lambda_1\\ \lambda_{2_\text{min}}&=\frac{6+3\text{,}5}{6+2\text{,}5}463\\ &=517\text{,}47\ \text{nm} \end{align}

Câu 37 - Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Đáp án B

Giao điểm giữa hai đồ thị là nơi $U_L=U_C$, tại đó cộng hưởng nên $I=\frac{U}{R}$ và $$U_L=\omega L\times\frac{U}{R}\\ 150=100\pi L\times\frac{U}{120}$$ Cũng từ đồ thị ta thấy khi $\omega=0$ thì $U_C=U=160\ \text{V}$, vậy $$L=\frac{150\times120}{160\times100\pi}\approx 0\text{,}358\ \text{H}$$

Câu 36 - Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Đáp án A

Ban đầu con lắc lò xo $2m$, $k$ dao động điều hòa với biên độ $A=10\ \text{cm}$, tần số góc $\omega=\sqrt{\frac{k}{2m}}$. Sau khi rời nhau ở vị trí cân bằng, vật bên phải chuyển động thẳng đều một đoạn $s_1=A$ với vận tốc $v_m=\omega A$, đến M thì bắt đầu chậm dần đều và dừng lại sau khi đi trên đoạn đường nhám một đoạn \begin{align} s_2&=\frac{-v_m^2}{2a}\\ &=\frac{\omega^2A^2}{2\mu g} \end{align} Vật bên trái tiếp tục dao động điều hòa với biên độ $A'$, tần số góc $\omega'=\sqrt{2}\omega$ và tốc độ qua vị trí cân bằng không đổi, tức là $$\omega A=\omega' A'\\ A'=\frac{A}{\sqrt{2}}$$ Khoảng cách lớn nhất giữa hai vật là khi vật bên trái ở biên âm, vật bên phải đã dừng lại, tức là bằng \begin{align} d_m&=A'+A+\frac{\omega^2A^2}{2\mu g}\\ &=\frac{10}{\sqrt{2}}+10+\frac{\frac{20}{0\text{,}1}10^2}{2\times0\text{,}2\times1000}\\ &=67\ \text{cm} \end{align}

Câu 35 - Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Đáp án D

Ở mặt AB thì các tia truyền thẳng, đến mặt BC thì góc tới là $45^0$ bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần của tia lục. Các tia ló ra khỏi mặt BC là các tia có bước sóng lớn hơn bước sóng tia lục, đó là các tia: đỏ và vàng.

Câu 34 - Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Đáp án A

Hai điểm M và N là hai điểm có biên độ 2,5 cm đối xứng nhau qua một nút O, gần nút O nhất. Khoảng cách từ nút O đến M hoặc đến N bằng 10 cm. Ta có phương trình $$2\text{,}5\sin{2\pi\frac{10}{\lambda}}\\ \Rightarrow\ \lambda=120\ \text{cm}$$

Câu 33 - Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Đáp án A

Vẽ giản đồ véc tơ (Xem chi tiết ở đây: Chuyên đề về $U_{C_\text{max}}$), suy ra $$\frac{U_L}{\sqrt{440^2+\left(220\sqrt{3}\right)^2}}=\frac{\sqrt{440^2+\left(220\sqrt{3}\right)^2}}{440}\\ \Rightarrow\ U_L=110\ \text{V}$$

Câu 32 - Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Đáp án D

Công suất tiêu thụ \begin{align} P&=\frac{U_0 I_0}{2}\cos{\varphi}\\ &=\frac{120\times\sqrt{2}}{2}\cos{\left(\frac{\pi}{2}-\frac{\pi}{3}\right)}\\ &=73\text{,}48\ \text{W} \end{align}

Câu 31 - Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2022

Đáp án B

Khoảng vân \begin{align} i&=\frac{\lambda D}{a}\\ &=\frac{0\text{,}6\times 2}{0\text{,}6}\\ &=2\ \text{mm} \end{align} Giả sử M và N thuộc vân sáng bậc $k_M$ và $k_N$, khi đó \begin{align} k_M&=\frac{x_M}{i}\\ &=\frac{5\text{,}9}{2}\\ &=2\text{,}95 \end{align} \begin{align} k_M&=\frac{x_N}{i}\\ &=\frac{-9\text{,}7}{2}\\ &=-4\text{,}85 \end{align} Các vân sáng giữa M và N có bậc $\{-4;-3;...;1;2\}$ (có 7 vân).



Không có nhận xét nào: