Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý trường chuyên Phan Bội Châu Nghệ An năm 2022
Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý trường chuyên Phan Bội Châu Nghệ An năm 2022 thực sự là một tài liệu tham khảo hữu ích cho không chỉ các em học sinh đang ôn thi TN THPT, mà còn giúp cho các em học sinh bắt đầu học lớp 12 đang cần lời giải hay từ các bài toán vật lý hay. Ngoài các bài toán mức độ cao, tôi cũng tập trung giải thích rất kĩ các câu hỏi phần đầu, hi vọng giúp các bạn củng cố thêm chắc chắn phần lý thuyết. Mặc dù tôi đã cố gắng trình bày lời giải kết hợp hình vẽ rất tỉ mỉ, chi tiết nhưng cũng không tránh khỏi sự khó hiểu và vắn tắt. Các bạn đừng ngại góp ý bằng cách để lại bình luận dưới bài viết. Chúc các bạn thành công.
Đề thi thử TN THPT môn vật lý trường chuyên Phan Bội Châu Nghệ An năm 2022
Trước khi đọc lời giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý trường chuyên Phan Bội Châu Nghệ An năm 2022 các bạn hãy làm thử đề này theo dạng trắc nghiệm online nhé, tại đây:
Thi thử cùng học sinh chuyên Phan Bội Châu Nghệ An môn vật lý năm 2022Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý trường chuyên Phan Bội Châu Nghệ An năm 2022
Câu 1. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 - D
Biên độ dao động tổng hợp cực đại khi hai dao động thành phần cùng pha nhau, tức là $$\Delta\varphi=k2\pi,\ k=0,\ \pm1,\ \pm2,\ \ldots\ $$
Câu 2. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – B
Câu 3. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
$$Z_C=\frac{1}{\omega C}\mathrm{\mathrm{~}}\frac{1}{\omega}$$ Do $Z_C$ tỉ lệ nghịch với $\omega$ nên khi $\omega$ tăng lên hai lần thì $Z_C$ giảm đi hai lần.
Câu 4. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – C
Câu 5. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – C
\begin{align} f&=\frac{\omega}{2\pi}\\ &=\frac{{2.10}^5\pi}{2\pi}\\ &={10}^5\ \mathrm{\mathrm{Hz}}=0\mathrm{,}1\ \mathrm{MHz} \end{align}
Câu 6. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – C
Câu 7. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
Trạng thái dừng cơ bản ứng với $n=1$, các trạng thái $n=1,2,3\dots$ được gọi là trạng thái kích thích thứ nhất, trạng thái kích thích thứ $2$, …. Vậy trạng trái kích thích thứ nhất phải là $n=2$, bán kính quỹ đạo là $$r_2=2^2r_0=4r_0$$
Câu 8. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – D
Tăng điện áp trước khi truyền đi để giảm hao phí điện năng.
Câu 9. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
Câu 10. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – B
$$T=2\pi\sqrt{\frac{l}{g}}$$ \begin{align} \Rightarrow\ l&=\frac{gT^2}{4\pi^2}\\ &=\frac{9\mathrm{,}\ 8\times1\mathrm{,}\ {98}^2}{4\pi^2}\\ &=0\mathrm{\mathrm{,}}9739\mathrm{\mathrm{m}}\\ &=97\mathrm{=}3\ \mathrm{\mathrm{cm}} \end{align}
Câu 11. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
Câu 12. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
\begin{align} \lambda&=\frac{v}{f}\\ &=\frac{5}{20}=0\mathrm{,}25\ \\text{m}\\ &=25\ \mathrm{\mathrm{cm}} \end{align}
Câu 13. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
Câu 14. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – D
Câu 15. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
Định luật Ôm cho toàn mạch là $$I=\frac{E}{R+r}$$ Trong đó $R$ là điện trở mạch ngoài. Nếu đoản mạch thì điện trở mạch ngoài bằng không ($R=0$), khi đó $$I=\frac{E}{r}$$
Câu 16. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – D
\begin{align} Z_L&=2\pi fL\\ &=100\pi\frac{0\mathrm{,} 4}{\pi}=40\ \Omega \end{align} \begin{align} Z_C&=\frac{1}{2\pi fC}\\ &=\frac{1}{100\pi\left(\frac{{10}^{-3}}{8\pi}\right)}\\ &=80\ \Omega \end{align} \begin{align} Z&=\sqrt{R^2+\left(Z_L-Z_C\right)^2}\\ &=\sqrt{{30}^2+\left(40-80\right)^2}\\ &=50\ \Omega \end{align}
Câu 17. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – B
Câu 18. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – D
Suất điện động của máy phát điện xoay chiều 1 pha bằng tổng các suất điện động trên các cuộn dây phần ứng. Nó như tổng hợp dao động vậy. Để biên độ cực đại thì các dao động thành phần phải cùng pha nhau.
Câu 19. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – C
Câu 20. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
Câu 21. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – D
Câu 22. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – C
Câu 23. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – C
Câu 24. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
Câu 25. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
Giữa 3 nút liên tiếp là 2 bó.
Câu 26. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – C
Lực từ tác dụng lên một đoạn dây trong từ trường được tính bằng công thức $$F=BIl\sin{\alpha}$$ Thay số và rất nhanh bấm máy \begin{align} F&=2\times{10}^{-2}\times3\times2\mathrm{,}5×5\sin{37^\text{o}}\\ &=0\text{,}09\ \text{N} \end{align}
Câu 27. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – B
Sách Giáo khoa viết là:
Tia $X$ (Rơn-ghen): $0\mathrm{,}01 0\mathrm{m}$ đến $10\ \mathrm{nm}$.
Tử ngoại: vài nanômét đến $380\ \mathrm{nm}$.
Ánh sáng nhì thấy: $380\ \mathrm{nm}$ đến $760\ \mathrm{nm}$.
Hồng ngoại: $760\ \mathrm{nm}$ đến vài milimet.
Ở đây $\lambda=0,06\ \mathrm{nm}$ thuộc vùng tia $X$.
Câu 28. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – D
Câu 29. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – D
+ Điện dung $C$ thay đổi để $U_{C_{\mathrm{max}}}$ thì ta có tam giác vuông sau
Trong hình, tất cả các tam giác đồng dạng với nhau, ta lấy cặp đồng dạng $$\Delta AMB\ \text{~}\ \Delta NMA\\ \frac{Z_{C_1}-Z_L}{20}=\frac{20}{Z_L}\\ Z_{C_1}=Z_L+\frac{400}{Z_L}$$ + Điện dung thay đổi mà điện áp hiệu dụng của đoạn mạch nào đó không chứa C đạt cực đại thì có cộng hưởng, tức là $$Z_{C_2}=Z_L$$ Bây giờ xét hiệu số $$Z_{C_1}-Z_{C_2}=\frac{400}{Z_L}\\ \frac{1}{\omega C_1}-\frac{1}{\omega C_2}=\frac{400}{\omega L} $$ \begin{align} \frac{1}{C_1}-\frac{1}{C_2}&=\frac{400}{L}\\ &=\frac{400}{\frac{0\mathrm{,}1}{\pi}}\\ &=4000\pi \end{align}
Câu 30. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – B
Lực đàn hồi tác dụng lên vật nhỏ $$F_\text{đh}=-kx-mg$$ Lực đàn hồi tác dụng lên giá treo $$F_\text{đh'}=-F_\text{đh}=kx+mg$$ Hợp lực tác dụng lên giá treo là tổng hợp lực đàn hồi của hai con lắc lò xo \begin{align} F&=kx_1+mg+kx_2+mg\\ &=k\left(x_1+x_2\right)+2mg \end{align} Vì $v_1$ và $a_2$ triệt tiêu đồng thời nên hai dao động vuông pha, biên độ dao động tổng hợp $$A=\sqrt{A_1^2+A_2^2}$$ Ta có thể viết $$F=k\sqrt{A_1^2+A_2^2}\cos{\left(\omega t+\varphi\right)}+2mg$$ Từ đồ thị ta thấy trục đối xứng của đồ thị lệch lên so với trục $Ot$ một khoảng $$2mg=2\ \mathrm{N}$$ Suy ra $$m=\frac{1}{g}=0\mathrm{,}1\ \text{kg}$$ Biên độ của lực $$k\sqrt{A_1^2+A_2^2}=2\ \mathrm{N}$$ Ta biểu diễn phần điều hòa của lực $F_1=k\sqrt{A_1^2+A_2^2}\cos{\left(\omega t+\varphi\right)}$ trên đường tròn pha
Thời gian từ $t_1$ đến $t_2$ thì pha dao động tăng thêm $\Delta\varphi_{12}=\frac{5\pi}{6}$, ta tính được tần số góc \begin{align} \omega&=\frac{\Delta\varphi_{12}}{t_2-t_1}\\ &=\frac{\frac{5\pi}{6}}{\frac{\pi}{24}}\\ &=20\ \mathrm{rad/s} \end{align} Suy ra độ cứng các lò xo \begin{align} k&=m\omega^2\\ &=0\mathrm{,}1×10^2\\ &=40\ \text{N/m} \end{align} Suy ra $$\sqrt{A_1^2+A_2^2}=\frac{2}{40}=\frac{1}{20}\ \mathrm{m}=5 =\mathrm{m}$$
Khoảng cách giữa hai vật nhỏ tại thời điểm t bất kì $$d=\sqrt{\left(x_1-x_2\right)^2+8^2}$$ Do hai dao động vuông pha nên ta vẫn có $$x_1-x_2=\sqrt{A_1^2+A_2^2}\cos{\left(\omega t+\varphi^\prime\right)}$$ Tức là \begin{align} d_{\mathrm{max}}&=\sqrt{\left(\sqrt{A_1^2+A_2^2}\right)^2+8^2}\\ &=\sqrt{5^2+8^2}\\ &=9\text{,}43\ \mathrm{cm} \end{align}
Câu 31. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – D
Gọi điểm $M$ trên trung trực của $AB$, $M$ cách trung điểm $O$ của $AB$ một khoảng $x$ và cách các nguồn một khoảng $d$. Độ lêch pha của $M$ so với các nguồn $$\Delta\varphi=2\pi\frac{d}{\lambda}$$ Nếu $M$ ngược pha so với các nguồn thì $$2\pi\frac{d}{\lambda}=\left(2k+1\right)\pi\\ \Rightarrow d=\left(k+0\mathrm{,}5\right)\lambda$$ \begin{align} x&=\sqrt{d^2-\left(\frac{AB}{2}\right)^2}\\ &=\sqrt{\left(k+0\mathrm{,}5\right)^2\times4^2-{15}^2} \end{align} Ta dùng tính năng table trong máy Casio để tính $x$ khi $k=0,1,2,\dots$ và tính $\Delta x=x_{k+1}-x_k$ như sau $$f\left(x\right)=\sqrt{\left(x+0\mathrm{,}5\right)^2\times4^2-{15}^2}$$ \begin{align} g\left(x\right)&=\sqrt{\left(x+1\mathrm{,}5\right)^2\times4^2-{15}^2}\\ &-\sqrt{\left(x+0\mathrm{,}5\right)^2\times4^2-{15}^2} \end{align} $$\text{Start}:0$$ $$\text{End}:19$$ $$\text{Step}:1 $$ Kết quả là
Từ bảng kết quả ta nhận thấy $x$ càng lớn (càng xa $O$) thì $\Delta x$ càng nhỏ, hay khoảng cách giữa các điểm ngược pha với các nguồn càng nhỏ, tức là mật độ các điểm này càng lớn. Như vậy, để trong khoảng giữa $MN$ có số ít nhất các điểm ngược pha với các nguồn thì $M$ và $N$ phải gần $O$ nhất, tức là $M$ và $N$ đối xứng nhau qua $O$. Khoảng cách $OM=ON=27\ \mathrm{cm}$. Nhìn trên bảng ta thấy trên $OM$ và $ON$ cùng có 4 điểm ngước pha với các nguồn ứng với $k=4,5,6,7$. Vậy trên $MN$ có 8 điểm.
Câu 32. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – C
Ta vẽ giản đồ véc tơ theo các góc và cách cạnh như bài toán đã cho:
Góc $\widehat{ANB}={120}^\text{o}$ suy ra $$\varphi=\frac{180-120}{2}={30}^\text{o}\\ \cos{\varphi}=\frac{\sqrt3}{2}=0\mathrm{,}8668$$
Câu 33. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – B
Do M gần O hơn nên M nhanh pha hơn N \begin{align} \Delta\varphi_{\mathrm{MN}}&=2\pi\frac{\Delta x_{\mathrm{MN}}}{\lambda}\\ &=2\pi\frac{8}{24}\\ &=\frac{2\pi}{3} \end{align} Thời gian $\Delta t=0\mathrm{,2}5T$ ứng với độ tăng pha $\Delta\varphi=0\mathrm{,}25.2\pi=\frac{\pi}{2}$, ta vẽ đường tròn pha
Điểm pha $P_{M_2}$ cho thấy điểm $M$ ở thời điểm $t_2$ có li độ $u_M\left(t_2\right)=\sqrt3\ \mathrm{cm}$.
Câu 34. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – E
+ Trường hợp 1:
$$k\lambda_3=\left(k+0\mathrm{,}5\right)\lambda_1=\left(k+1\right)\lambda_4=\left(k+1\mathrm{,}5\right)\lambda_2$$
Tỉ số
$$\frac{\lambda_3}{\lambda_2}=\frac{k+1\mathrm{,} 5}{k}\lt\frac{750}{400}\\
k\gt1\mathrm{,}7$$
Vậy $k_{\mathrm{min}}=2$.
Đây là vị trí gần vân trung tâm nhất nên $\lambda_2=400\ \mathrm{nm}$, và
$$\lambda_4=\frac{3\mathrm{,} 5\times400}{3}=\frac{1400}{3}\ \mathrm{nm}\\
\lambda_1=\frac{3\mathrm{,} 5\times400}{2\mathrm{,}5\ }=560\ \mathrm{nm}\\
\lambda_3=\frac{3\mathrm{,} 5\times400}{2}=700\ \mathrm{nm}$$
Tổng các bước sóng
\begin{align}
\lambda_1+\lambda_2+\lambda_3+\lambda_4&=400+\frac{1400}{3}+560+700\\
&=2126\text{,}7\ \mathrm{nm}
\end{align}
+ Trường hợp 2:
$$\left(k+0\mathrm{,}5\right)\lambda_1=\left(k+1\right)\lambda_3=\left(k+1\mathrm{,}5\right)k_2=\left(k+2\right)\lambda_4$$
$$\frac{\lambda_1}{\lambda_4}=\frac{k+2}{k+0\mathrm{,}5}\lt\frac{750}{400}\\
k\gt1\mathrm{,}2\\
k_\text{min}=2$$
Để $M$ gần vân trung tâm nhất thì $k=k_{\mathrm{min}}$ và $\lambda_4=\lambda_{\mathrm{min}}=400\ \mathrm{nm}$. Ta nhận thấy trường hợp này
$$x_M=\left(k_{\mathrm{min}}+2\right)\frac{\lambda_{\mathrm{min}}D}{a}\gt \left(k_{\mathrm{min}}+1\mathrm{,} 5\right)\frac{\lambda_{\mathrm{min}}D}{a}$$
Tức là $M$ xa vân trung tâm hơn so với trường hợp 1. Vậy ta lấy trường hợp 1, tức là tổng các bước sóng bằng 2126,7 nm.
Câu 35. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – B
$$i=\frac{\ell}{9}=1\text{,}00\ \mathrm{mm}$$ \begin{align} \lambda&=\frac{\ell a}{9D}\\ &=\frac{9\mathrm{,} 00\times1\mathrm{,} 00}{9\times1\mathrm{,}50}\\ &=0\text{,}67\ \mathrm{\mu m} \end{align} $$\frac{\Delta\lambda}{\lambda}=\frac{\Delta\ell}{\ell}+\frac{\Delta a}{a}+\frac{\Delta D}{D}$$ \begin{align} \Delta\lambda&=\left(\frac{\Delta\ell}{\ell}+\frac{\Delta a}{a}+\frac{\Delta D}{D}\right)\lambda\\ &=\left(\frac{0\mathrm{,}10}{9\mathrm{,}00}+\frac{0\mathrm{,} 10}{1\mathrm{,}00}+\frac{0\mathrm{,} 02}{1\mathrm{,}50}\right)\times0\mathrm{,}67\\ &=6\mathrm{,}08 0\mathrm{m} \end{align} Vậy $$\lambda=0\mathrm{,}67±6\mathrm{,}08 0\mathrm{m}$$
Câu 36. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
Biểu thức năng lượng $$\frac{1}{2}LI_0^2=\frac{1}{2}Li^2+\frac{1}{2}Cu^2$$ Suy ra $$LC\left(I_0^2-i^2\right)=C^2u^2$$ \begin{align} f&=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{1}{LC}}\\ &=\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{I_0^2-i^2}{C^2u^2}}\\ &=\frac{\sqrt{6^2-4\mathrm{,} 8^2}\times\pi\times{10}^{-3}}{2\pi\times20\times{10}^{-9}\times9}\\ &={10}^4\ \mathrm{Hz}=10\ \mathrm{kHz} \end{align}
Câu 37. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – D
Xét chuyển động tròn đều của êlectron quang hạt nhân, lực hướng tâm chính là lực điện giữa êlectron và hạt nhân (prôtôn): $$k\frac{e^2}{r^2}=m\frac{v^2}{r}$$ Ở trạng thái cơ bản thì $r=r_0$, vận tốc của êlectron là \begin{align} v&=\sqrt{\frac{ke^2}{mr_0}}\\ &=\sqrt{\frac{9\times{10}^9}{9\mathrm{,}1\times{10}^{-31}\times5\mathrm{,} 3\times{10}^{-11}}}\times1\mathrm{,}6×10^{-19}\\ &= 2\text{,}185.10^6\ \text{m/s} \end{align} Quãng đường đi trong thời gian ${t=2.10}^{-6}\ \mathrm{s}$ là $$s=vt=4\mathrm{,}37 3=437\ \mathrm{cm}$$
Câu 38. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – A
Ta có thể xem hệ thống truyền tải tương đương với một mạch điện xoay chiều như hình vẽ dưới đây (*Chú ý: Điều này không chính xác, vì nơi tiêu thụ các thiết bị điện rất đa dạng và phức tạp, trong khi đó ta đang coi chúng như những linh kiện L, C, R thuần túy).
Trong đó đường dây tải như một điện trở thuần $R$, hộp $X$ là mạch điện tiêu thụ của 30 hộ dân. Ta vẽ giản đồ véc tơ cho mạch này:
Định lí hàm số sin $$\frac{\sin{\varphi}}{U_{tt}}=\frac{\sin{\varphi_{tt}}}{U}$$ Trên đồ thị thì $y=\varphi$, $x=\varphi_{tt}$. Khi $x=1\mathrm{,}26 2hì y=\sqrt{1\mathrm{,}5}$, ta được $$\frac{U_{tt}}{U}=\frac{\sin{\sqrt{1\mathrm{,}5}}}{\sin{1\mathrm{,}26}}$$ Công suất truyền đi và công suất tiêu thụ lần lượt là $$P=UI\cos{\varphi}\\ P_{tt}=U_{tt}I\cos{\varphi_{tt}}\\ P_{tt}=\frac{U_{tt}}{U}\frac{\cos{\varphi_{tt}}}{\cos{\varphi}}P$$ Suy ra năng lượng truyền đi và năng lượng tiêu thụ cũng có liên hệ $$W_{tt}=\frac{U_{tt}}{U}\frac{\cos{\varphi_{tt}}}{\cos{\varphi}}W$$ Năng lượng tiêu thụ của một hộ dân mỗi tháng là $$W_\text{hộ}=\frac{1}{30}\frac{U_\text{tt}}{U}\frac{\cos{\varphi_\text{tt}}}{\cos{\varphi}}W$$ Với $W=10800\ \mathrm{kWh}$ thì \begin{align} W_\text{hộ}&=\frac{1}{30}\frac{\sin{\sqrt{1\text{,}5}}}{\sin{1\text{,}26}} \frac{\cos{1\text{,}26}}{\cos{\sqrt{1\text{,}5}}}×10800\\ &=320\text{,}07\ \text{kWh} \end{align} Với mức tiêu thụ này thì giá điện là $2\mathrm{,}8348\ \mathrm{đồng/kWh}$, mỗi tháng một hộ dân phải trả số tiền là $$320\mathrm{,}07×2\ \mathrm{.}834= 908\ \mathrm{.}8888\ \mathrm{đồng}$$
Câu 39. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – B
Có 3 công thức tính năng lượng phản ứng hạt nhân như sau: $$W=\left(m_\text{trước}-m_\text{sau}\right)c^2\\ W=K_{\mathrm{sau}}-K_\text{trước}\\ W=W_{lk_{\mathrm{sau}}}-W_{{\text{lk}}_\text{trước}}$$ Công thức thứ 3 chỉ đúng khi phản ứng không có mặt hạt êlectron ($e^-$) hoặc pôziton ($e^+$). Ở đây điều kiện này thỏa mãn nên ta có thể dùng công thức \begin{align} W&=7\mathrm{,}07×4-1\mathrm{,}16×2-2\mathrm{,}82×3\\ &=17\mathrm{,}5\ \mathrm{MeV} \end{align}
Câu 40. Giải chi tiết đề vật lý Chuyên Phan Bội Châu 2022 – D
Hiệu suất phát điện $$H=\frac{\text{số phôtôn chuyển hóa thành điện năng}}{\text{số phôtôn đập vào pin}}=\frac{n}{n_0}\\ n=n_0H$$ Công suất phát điện \begin{align} P&=nhf\\ &=n_0Hhf\\ &=4\times{10}^{20}\times 0\mathrm{,}125\times 6\mathrm{,}625\times 10^{-34}\times5\times 10^{14}\\ &=16\mathrm{,}56\ \text{W} \end{align}
Không có nhận xét nào: