Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2021
Đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2021 được đánh giá là đề thi hay, mới, không sao chép lại từ bất kì đâu, đặc biệt là những câu mức độ cao. Đây cũng là mong muốn của rất nhiều giáo viên cũng như học sinh, họ cần những đề sáng tạo, không sao chép, để ngân hàng đề của chúng ta ngày càng đa dạng, chất lượng. Đã có rất nhiều lời giải cho đề thi nay, tuy nhiên cần có một lời giải chính thức, với ý tưởng thực sự của tác giả. Bài viết này tôi xin chia sẻ lời giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Quảng Bình năm 2021 để các bạn cùng tham khảo.
Các bạn có thể download file dạng word tại đâyMã đề 002
- Đài phát thanh của hầu hết các nước đều phát sóng điện từ dựa vào khả năng phản xạ trên mặt đất và trên tầng điện li của nó. Đó là loại sóng vô tuyến nào sau đây?
A. Sóng dài.
B. Sóng ngắn.
C. Sóng cực ngắn.
D. Sóng trung.
Sóng ngắn bị phản xạ trên mặt đất và tầng điện li.
- Một vật nếu không được chiếu ánh sáng vào ta sẽ không nhìn thấy nó. Nếu chiếu chùm ánh sáng trắng vào vật ta thấy nó có màu lục. Nếu chiếu vào nó chùm ánh sáng màu đỏ thì ta sẽ
A. nhìn thấy vật có màu lục.
B. không nhìn thấy vật.
C. nhìn thấy vật có màu pha trộn giữa đỏ và lục.
D. nhìn thấy vật có màu đỏ.
Vật này hấp thụ tất cả các bức xạ trừ bức xạ màu lục. Khi chiếu ánh sáng đỏ, nó sẽ hấp thụ và không còn ánh sáng chiếu đến mắt nữa và người quan sát không nhìn thấy vật.
- Đặt điện áp xoay chiều $u=U\sqrt{2}\cos(ωt) (U>0)$ vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Gọi $Z$ và $I$ lần lượt là tổng trở và cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây đúng?
A. $Z=I^2U$.
B. $Z=UI$.
C. $U=I^2Z$.
D. $U=IZ$.
Định luật Ôm đơn giản.
- Đơn vị của từ thông là
A. T.
B. H.
C. N.
D. Wb.
- Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương trình $x=3\sqrt{3}\cos(2t+2\sqrt{2})\space\text{cm}$. Biên độ dao động của con lắc là
A. $2 \space\text{cm}$.
B. $3\sqrt{3} \space\text{cm}$.
C. $3\sqrt{3} \space\text{cm}$.
D. $2\sqrt{2} \space\text{cm}$.
- Sóng cơ truyền trong một môi trường vật chất với chu kì $T$, tốc độ tuyền sóng $v$ thì bước sóng là
A. $λ=2πTv$.
B. $λ=\frac{v}{T}$.
C. $λ=\frac{T}{v}$.
D. $λ=vT$.
- Chất nào dưới đây khi bị nung nóng thì không thể phát ra được quang phổ liên tục?
A. Chất rắn.
B. Chất lỏng.
C. Chất khí ở áp suất thấp.
D. Chất khí ở áp suất cao.
Chất khí ở áp suất thấp khi bị nung nóng sẽ phát ra quang phổ vạch.
- Trong mạch điện xoay chiều $RLC$, điện áp tức thời trên tụ điện và điện áp tức thời trên điện trở thuần
A. lệch pha nhau $\frac{π}{2}$.
B. Cùng pha nhau.
C. lệch pha nhau $\frac{π}{4}$.
D. Ngược pha nhau.
- Phát biểu nào sau đây không đúng về các nuclôn trong một hạt nhân nguyên tử?
A. Prôtôn mang điện tích nguyên tố dương.
B. Prôtôn có khối lượng lớn hơn khối lượng nơtron.
C. Tổng số nơtrôn và prôtôn gọi là số khối.
D. Nơtron không mang điện.
- Hạt tải điện trong kim loại là
A. êlectron và ion dương.
B. êlectron và ion âm.
C. ion dương và ion âm.
D. êlectron.
- Máy biến áp
A. là thiết bị biến đổi tần số của dòng điện.
B. gồm hai cuộn dây có số vòng bằng nhau quấn trên lõi thép.
C. hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. có cuộn thứ cấp là cuộn dây nối với mạng điện xoay chiều.
- Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động không đổi $E$ nối với mạch ngoài. Cường độ dòng điện chạy qua nguồn là $I$ và hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện là $U$. Công suất $P$ của nguồn điện được tính bằng công thức nào sau đây?
A. $P=EI$.
B. $P=UI$.
C. $P=\frac{1}{2}EI^2$.
D. $P=\frac{1}{2}UI^2$.
Chúng ta thường nhầm $P=EI$ với $P=UI$. Cần nhớ rằng $P=UI$ là công suất của dòng điện hoặc gọi là công suất tiêu thụ của mạch ngoài. Còn $P=EI$ là công suất của nguồn điện.
- Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lý của âm?
A. Tần số.
B. Độ cao.
C. Mức cường độ âm.
D. Cường độ âm.
Tần số, mức cường độ âm, cường độ âm đều là các đặc trưng vật lí của âm.
- Tia Rơn-ghen (tia $X$) có
A. cùng bản chất với tia tử ngoại.
B. tần số nhỏ hơn tần số của tia hồng ngoại.
C. điện tích âm nên nó bị lệch trong điện trường và từ trường.
D. cùng bản chất với siêu âm.
Tia X, tia tử ngoại và tia hồng ngoại có cùng bản chất là sóng điện từ, tần số của tia $X$ lớn hơn tần số của tia tử ngoại và tia hồng ngoại. Sóng điện từ không mang điện tích nên không bị lệch trong điện trường và từ trường. Siêu âm là sóng cơ nên không cùng bản chất với tia $X$.
- Trong các tia $α$, $β^+$, $β^-$, $γ$, tia nào đâm xuyên yếu nhất?
A. Tia $γ$.
B. Tia $β^+$.
C. Tia $β^-$.
D. Tia $α$.
Tia $α$ đâm xuyên yếu nhất trong bốn tia này, nó chỉ đi được quãng đường cỡ vài cm trong không khí và vài μm trong chất rắn. Trong khi đó tia $γ$ là tia đâm xuyên mạnh nhất, nó có thể đi được và mét trong bê tông và vài cm trong chì.
- Tại nơi có gia tốc trọng trường $g$, một con lắc đơn có sợi dây dài $\ell$ đang dao động điều hòa. Chu kì dao động của con lắc là
A. $\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{g}{\ell}}$.
B. $2pi\sqrt{\frac{g}{\ell}}$.
C. $\frac{1}{2\pi}\sqrt{\frac{\ell}{g}}$.
D. $2\pi\sqrt{\frac{\ell}{g}}$.
- Theo tiên đề về sự bức xạ và hấp thụ năng lượng, khi nguyên tử đang ở trạng thái dừng có năng lượng $E_m$ mà hấp thụ được một phôtôn có năng lượng $ε$ thì nó chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao $E_n$. Năng lượng $ε$ của phôtôn đúng bằng
A. $E_n-E_m$.
B. $n^2E_n-m^2E_m$.
C. $E_n+E_m$.
D. $n^2E_n+m^2E_m$.
- Đối với sóng dừng trên sợi dây đàn hồi, khoảng cách nhỏ nhất giữa một bụng sóng và một nút sóng bằng
A. một bước sóng.
B. hai lần bước sóng.
C. một phần tư bước sóng.
D. nửa bước sóng.
- Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, gọi $i$ là khoảng vân, khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân tối thứ ba là
A. $i$.
B. $1,5i$.
C. $2i$.
D. $2,5i$.
Vẽ ra đếm cho nhanh.
- Hiện tượng cộng hưởng cơ xảy ra ở loại dao động nào sau đây?
A. Dao động duy trì.
B. Dao động tự do.
C. Dao động cưỡng bức.
D. Dao động tắt dần.
- Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng chu kì T là một dao động điều hòa có chu kì bằng
A. $T$.
B. $\frac{T}{2}$.
C. $T\sqrt{2}$.
D. $2T$.
- Cho phản ứng hạt nhân: ${_1^2}\text{H}+{_1^3}\text{H}\rightarrow{_2^4}\text{He} +\text{X}$. Hạt $\text{X}$ là hạt
A. pôzitron.
B. prôtôn.
C. nơtron.
D. êlectron.
Áp dụng định luật bảo toàn số khối và định luật bảo toàn điện tích:
$A=2+3-4=1, Z=1+1-2=0$
${_0^1}\text{X}$ là ${_0^1}\text{n}$ (nơtron). - Trong chân không, bức xạ đơn sắc màu vàng có bước sóng là $414 \space\text{nm}$. Lấy $h = 6.625\times10^{-34} \space\text{J}$, $c = 3\times10^{8} \space\text{m/s}$. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là
A. $3 \space\text{eV}$.
B. $4 \space\text{eV}$.
C. $2\space\text{eV}$.
D. $5\space\text{eV}$.
Áp dụng công thức tính lượng tử và chú ý đơn vị bước sóng đổi về m, đồng thời chia cho $1.6\times10^{-19}$ để được giá trị năng lượng với đơn vị $\text{eV}$
$\varepsilon=\frac{hc}{\lambda}=\frac{6.625\times10^{-34}\times3\times10^8}{414\times10^{-9}\times1.6\times10^{-19}}=3\space\text{eV}$
- Trên một sợi dây đàn hồi rất dài có sóng truyền qua. Khoảng cách giữa $4$ đỉnh sóng liên tiếp bằng $37.2 \space\text{cm}$. Bước sóng trên dây bằng
A. $37.2 \space\text{cm}$.
B. $18.6 \space\text{cm}$.
C. $9.3\space\text{cm}$.
D. $12.4\space\text{cm}$.
Dây đàn hồi rất dài tức là không có sóng dừng, khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp bằng $\lambda$, giữa $3$ đỉnh liên tiếp bằng $2\lambda$, giữa $4$ đỉnh liên tiếp bằng $3\lambda=37.2\space\text{cm}\Rightarrow\lambda=\frac{37.2}{3}=12.4\space\text{cm}$
- Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình $x = 10\cos(4πt + π)$ ($x$ tính bằng $\text{cm}$ và $t$ tính bằng $\text{s}$). Chất điểm này dao động với chu kì là
A. $4\space\text{s}$.
B. $0.5\space\text{s}$.
C. $2\space\text{s}$.
D. $4\pi\space\text{s}$.
Từ phương trình dao động ta thấy $\omega=4\pi\space\text{rad/s}$, suy ra chu kì
$T=\frac{2\pi}{\omega}=\frac{2\pi}{4\pi}=0.5\space\text{s}$ - Một sóng điện từ có tần số $25 \space\text{MHz}$, lan truyền trong không khí với tốc độ $3\times10^8 \space\text{m/s}$. Bước sóng của sóng này là
A. $12\space\text{m}$.
B. $16\space\text{m}$.
C. $10\space\text{m}$.
D. $14\pi\space\text{m}$.
Chú ý đổi đơn vị $\text{MHz}=10^6 \space\text{Hz}$
$\lambda=\frac{c}{f}=\frac{3\times10^8}{25\times10^6}=12\space\text{m}$ - Tia $\text{X}$ có bước sóng nằm trong khoảng từ $10^{-11}\space\text{m}$ đến $10^{-8}\space\text{m}$. Cho $c=3\times10^8\space\text{m/s}$. Tần số của tia $\text{X}$ nằm trong khoảng
A. từ $3\times10^{14}\space\text{Hz}$ đến $3\times10^{16}\space\text{Hz}$.
B. từ $3\times10^{16}\space\text{Hz}$ đến $3\times10^{19}\space\text{Hz}$.
C. từ $10^{16}\space\text{Hz}$ đến $10^{19}\space\text{Hz}$.
D. từ $10^{14}\space\text{Hz}$ đến $10^{16}\space\text{Hz}$.
$f=\frac{c}{\lambda}$
$f_{\text{min}}=\frac{c}{\lambda_{\text{max}}}=\frac{3\times10^8}{10^{-11}}=3\times10^{16}\space\text{Hz}$ và $f_{\text{max}}=\frac{c}{\lambda_{\text{min}}}=\frac{3\times10^8}{10^{-8}}=3\times10^{19}\space\text{Hz}$ - Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần có cảm kháng $Z_\text{L}$ mắc nối tiếp tụ điện có dung kháng $Z_\text{C}$. Tổng trở của đoạn mạch là
A. $Z=\sqrt{{Z_\text{L}}^2+{Z_\text{C}}^2}$.
B. $Z=\sqrt{|Z_\text{L}-Z_\text{C}|}$.
C. $Z=|{Z_\text{L}}-{Z_\text{C}|}$.
D. $Z=Z_\text{L}+Z_\text{C}$.
- Người ta muốn truyền đi một công suất $12\space\text{kW}$ từ trạm phát điện A với điện áp hiệu dụng $500\space\text{V}$ bằng dây dẫn có điện trở $2\space\text{Ω}$ đến nơi tiêu thụ B. Hệ số công suất trên đường dây tải bằng $1$. Hiệu suất truyền tải điện là
A. $93,5\space\text{%}$.
B. $82,2\space\text{%}$.
C. $90,4\space\text{%}$.
D. $88,6\space\text{%}$.
Hiệu suất truyền tải trong đường dây tải điện xoay chiều 1 pha
$H=1-\frac{PR}{U^2\cos^2{\varphi}}=\frac{12000\times2}{500^2\times1}=90,4\space\text{%}$ - Một khung dây phẳng hình tròn gồm $100$ vòng dây, bán kính $20\space\text{cm}$ đặt trong chân không. Dòng điện chạy qua mỗi vòng dây có cường độ $4\space\text{A}$. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây bằng
A. $6,28\times10^{-4}\space\text{T}$.
B. $12,56\times10^{-4}\space\text{T}$.
C. $4\times10^{-4}\space\text{T}$.
D. $2\times10^{-4}\space\text{T}$.
$B=2\pi\times10^{-7}\frac{I}{r}=$
$=2\pi\times10^{-7}\frac{4}{0.2}=12.56\times10^{-4}\space\text{T}$ - Công thoát của êlectron khỏi một kim loại là $5.678\times10{-19}\space\text{J}$. Biết $h=6,625\times10{-34}\space\text{Js}$, $c=3\times10{8}\space\text{m/s}$. Giới hạn quang điện của kim loại này là
A. $360\space\text{nm}$.
B. $0.3\space\text{nm}$.
C. $300\space\text{nm}$.
D. $350\space\text{nm}$.
$\lambda_0=\frac{hc}{A}=\frac{1.9875\times10^{-25}}{5.678\times10{-19}}=350\space\text{nm}$
- Trên một sợi dây đàn hồi hai đầu A và B căng ngang, trên dây có hai điểm M, N cách A lần lượt 2 cm và 19 cm. Khi trên dây có sóng dừng với bước sóng λ = 3,4 cm (đầu A là nút) thì số nút sóng trên đoạn MN là
A. $10$.
B. $12$.
C. $9$.
D. $11$.
Lấy một điểm P trên đoạn MN, cách nút A một khoảng $x$. Điểm P là nút sóng nếu $x=k\frac{\lambda}{2}$. Vì P thuộc đoạn MN nên
$AM\ll x\ll AN$
$2\ll k\frac{3.4}{2}\ll 19$
$1,1\ll k\ll 11.1$ tức là $k$ = {$2,3,4,5,6,7,8,9,10,11$}
Có 10 nút trên đoạn MN. - Đặt điện áp $u=180\sqrt{2}\cos(ωt)\space\text{V}$ (với $ω$ không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM mắc nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM chỉ có điện trở thuần $R$, đoạn mạch MB gồm tụ điện có điện dung $C$ mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L$ thay đổi được. Điều chỉnh giá trị $L$ và thấy rằng: khi điện áp $u$ và cường độ dòng điện trong mạch lệch pha nhau $φ_1$ thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch AM là $U$, khi điện áp $u$ và cường độ dòng điện trong mạch lệch pha nhau $φ_2$ thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch AM là $1,495U$. Biết $\varphi_1 + \varphi_2 = 90^0$. Giá trị của $U$ gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. $100\space\text{V}$.
B. $80\space\text{V}$.
C. $110\space\text{V}$.
D. $90\space\text{V}$.
$U_{\text{AM}}=U_R=U_{\text{AB}}\cos(\varphi_1)$
$U=180\cos(\varphi_1)$ và $1.495U=180\sin(\varphi_1)$
$180^2=U^2+(1,495U)^2\Rightarrow U=100\space\text{V}$ - Cho một đoạn mạch xoay chiều hai đầu A, B như hình vẽ dưới đây, trong đó có một điện trở thuần, một cuộn dây không cảm thuần và một tụ điện mắc nối tiếp nhau. Nếu đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $110 \space\text{V}$ vào hai đầu AB thì dòng điện qua đoạn mạch có biểu thức $i=1.3\sqrt{2}\cos(ωt)\space\text{(A)}$. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu các đoạn mạch AM, MN và NB lần lượt là $30 \space\text{V}$, $30 \space\text{V}$ và $110 \space\text{V}$. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là
A. $92.2\space\text{W}$.
B. $72.6\space\text{W}$.
C. $85.2\space\text{W}$.
D. $69.7\space\text{W}$.
Ta vẽ giản đồ véc tơ như dưới đây
Công suất được tính bằng
$P=U_{\text{AE}}\times I$
Một tam giác cân rất đẹp, ta dễ thấy $\widehat{BAE}=\widehat{MNE}$
Hai tam giác $\Delta \text{AEB}$ và $\Delta \text{NEM}$ đồng dạng, ta viết được hệ thức:
$\frac{ME}{30}=\frac{BE}{110}=\frac{110-NE}{110}=\frac{110-\sqrt{30^2-{ME}^2}}{110}$
Suy ra $ME=\frac{336}{13}$ khi đó $U_{\text{AE}}=U_{\text{AM}}+U_{\text{ME}}=30+\frac{336}{13}=\frac{726}{13}\space\text{V}$
$P=U_{\text{AE}}\times I=\frac{726}{13}\times1.3=72.6\space\text{V}$
- Hình dưới đây là một đoạn đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc $v$ theo thời gian $t$ của một vật dao động điều hòa.
Phương trình gia tốc của vật là
A. $a=\frac{25π}{3}\cos(\frac{20π}{3}t-\frac{5π}{6}) \space\text{cm/s}^2$.
B. $a=\frac{100π}{3}\cos(\frac{20π}{3}t-\frac{5π}{6}) \space\text{cm/s}^2$.
C. $a=\frac{25π}{3}\cos(\frac{20π}{3}t+\frac{5π}{6}) \space\text{cm/s}^2$.
D. $a=\frac{100π}{3}\cos(\frac{20π}{3}t+\frac{5π}{6}) \space\text{cm/s}^2$.
Từ đồ thị ta có được
$v_\text{max}=5\space\text{cm/s}$
Còn trong các đáp án thì $\omega=\frac{20\pi}{3}\space\text{rad/s}$
Ta tính được gia tốc cực đại $a_\text{max}=\omega v_\text{max}=\frac{100\pi}{3}\space\text{cm/s}^2$ Cũng trên đồ thị, tại thời điểm $t=0$ thì $v=2.5\space\text{cm/s}$ và đang giảm, nên điểm pha $\text{P}$ được biểu diên trên đường tròn pha như hình dưới đây
Từ đây ta dễ dàng viết được phương trình $a=\frac{100π}{3}\cos(\frac{20π}{3}t+\frac{5π}{6}) \space\text{cm/s}^2$ - Một mạch dao động $LC$ lí tưởng có $C=4\times10^{-9}\space\text{F}$ đang dao động điện từ tự do. Cường độ dòng điện tứ thời trong mạch và hiệu điện thế tức thời giữa hai bản tụ điện lần lượt là $i$ và $u$. Sự phụ thuộc của $i^2$ vào $u^2$ được biểu diễn bằng một đoạn đồ thị như hình vẽ dưới đây.
Giá trị của L là
A. $0.16\space\text{mH}$.
B. $0.24\space\text{mH}$.
C. $0.32\space\text{mH}$.
D. $0.08\space\text{mH}$.
Trong mạch $LC$, $u$ và $i$ vuông pha nên chúng có hệ thức
$(\frac{i}{I_0})^2+(\frac{u}{U_0})^2=1\Rightarrow i^2=-(\frac{I_0}{U_0})^2u^2+I{^2_0}$
Độ lớn hệ số góc của đồ thị
$\tan(\alpha)=(\frac{I_0}{U_0})^2=\frac{5\times10^{-5}}{4}$ Mặt khác $(\frac{I_0}{U_0})^2=\frac{C}{L}$ Suy ra $L=0.32\times10^{-3}\space\text{H}=0.32\space\text{mH}$ - Trên mặt nước, tại hai điểm A và B cách nhau $45 \space\text{cm}$ có hai nguồn kết hợp dao động theo phương thẳng đứng, cùng tần số $19 \space\text{Hz}$, cùng pha. ABCD là một hình vuông, C nằm trên một cực đại giao thoa, trên đoạn thẳng AB có $28$ cực tiểu giao thoa. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. $58\space\text{cm/s}$.
B. $59\space\text{cm/s}$.
C. $60\space\text{cm/s}$.
D. $57\space\text{cm/s}$.
C là cực đại giao thoa nên
$45\sqrt{2}-45=k\lambda$
Trên đoạn AB có 28 cực tiểu tức là
$27\frac{2\lambda}{2}\lt 45\lt 29\frac{2\lambda}{2}$
Suy ra $\frac{10}{3}\lt \lambda\lt \frac{90}{29}$
Thay trở lại phương trình đầu tiên và suy ra được $5.59\lt k\lt 6.006 \Rightarrow k = 6$
Bây giờ ta tính được $\lambda=\frac{45\sqrt{2}-45}{6}=3.1\space\text{cm}$
Tốc độ truyền sóng là $v=\lambda f=3.1\times19=58.9\approx59\space\text{cm}$ - Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khe $\text{S}$ cách đều hai khe $\text{S}_1$, $\text{S}_2$ và ánh sáng phát ra là ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda = 500 \space\text{nm}$. Trên màn, tại hai điểm M và N là các vân tối ở hai phía so với vân sáng trung tâm. Giữa M và N có $8$ vân sáng. Hiệu các khoảng cách $\text{MS}_1-\text{MS}_2=1.75\space\text{μm}$. Hiệu các khoảng cách $\text{NS}_1-\text{NS}_2$ có giá trị bằng
A. $2.25\space\text{μm}$.
B. $-2.75\space\text{μm}$.
C. $2.75\space\text{μm}$.
D. $-2.25\space\text{μm}$.
Giả sử giữa M và vân trung tâm có $k$ vân sáng, khi đó
$\text{MS}_1-\text{MS}_2=(k+0.5)\lambda$
Giữa N và vân trung tâm có $8-k-1$ vân sáng, tức là
$x=\text{NS}_1-\text{NS}_2=-(8-k-1+0,5)\lambda$
Trừ hai phương trình vế theo vế ta được
$8\lambda=1.75-x\Rightarrow x=-2.25\space\text{μm}$
Chú ý ở đây phải đổi đơn vị của $\lambda$ về $\text{μm}$. - Trong một đoạn mạch điện xoay chiều $RLC$, công suất tức thời $p$ thay đổi theo thời gian $t$. Hình dưới đây là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của $p$ vào $t$.
Hệ số công suất của mạch là
A. $0.7$.
B. $0.6$.
C. $0.9$.
D. $0.8$.
Từ đồ thị ta tính ngay được chu kì biến thiên của $p$:
$T_p=t_3-t_1=\frac{925}{54}-\frac{25}{54}=\frac{50}{3}\space\text{ms}$
Vì $p=ui$ nên $T=2T_p=\frac{100}{3}\space\text{ms}$
Và suy ra khi $p=0$ thì hoặc $u=0$ hoặc $i=0$, đó là các thời điểm $t_1, t_2, t_3$.
Ta giả sử tại $t_1$ $u=0$, đồ thị $u(t)$ là đường màu đỏ, khi đó đồ thị $i(t)$ là đường màu xanh liền nét hoặc đường màu vàng đứt nét. Nhưng do trong khoảng từ $t_1$ đến $t_2$ giá trị $p\lt 0$ nên $u$ và $i$ trái dấu, tức là đường $u(t)$ ở trên trục O$t$ thì đường $i(t)$ phải ở dưới. Tóm lại đường $i(t)$ phải là đường xanh liền nét.
Nhìn vào hai đường $u(t)$ và $i(t)$ thì rõ ràng, cùng một trạng thái (qua VTCB theo chiều dương) nhưng $i$ xảy ra sau $u$ một khoảng thời gian $t_2-t_1$, tức là chúng lệch pha nhau
$\varphi=\omega (t_2-t_1)$
Hệ số công suất $\cos{\varphi}=\cos(\omega (t_2-t_1))=0.9$ - Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng dọc theo trục tọa độ O$x$, chiều dương hướng xuống, gốc O tại vị trí cân bằng của vật nhỏ. Chọn mốc thế năng trọng trường ở vị trí cân bằng của vật nhỏ. Hình vẽ bên là các đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi vào li độ $x$ của dao động. Trong đó hiệu $x_1-x_2=3\text{,}66\space\text{cm}$.
Biên độ dao động $A$ của con lắc lò xo có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. $15\space\text{cm}$.
B. $14\space\text{cm}$.
C. $13\space\text{cm}$.
D. $12\space\text{cm}$.
Thế năng đàn hồi:
$W_\text{đh}=\frac{1}{2}k(\Delta l)^2=\frac{1}{2}k(x+\Delta l_0)^2$
Theo đồ thị thì $x_2=\Delta l_0=\frac{mg}{k}$
Thế năng trọng trường $W_\text{tt}=-mgx$
Thay các giá trị cho trên đồ thị ta được
$8W_0=\frac{1}{2}k(A+x_2)^2$
$-3W_0=-mgA$
Lập tỉ số ta được: $\frac{3}{8}=\frac{2mgA}{k(A+x_2)^2}=\frac{-2x_2A}{(A+x_2)^2}$
Cũng tại $x_1$ thì hai thế năng bằng nhau $W_\text{đh}\left(x_1\right)=W_\text{t}\left(x_1\right)$ $$\frac{1}{2}k\left(x_1-x_2\right)^2=-mgx_1\\ \left(x_1-x_2\right)^2=2\frac{mg}{k}x_1=2x_2x_1 $$ Suy ra \begin{cases} x_1x_2=6\text{,}6978\\ x_1-x_2=3\text{,}66 \end{cases} $$x_2=-5\ \text{hoặc}\ x_2=1\text{,}4$$ Rõ ràng là $x_2$ âm nên ta lấy $x_2=-5\ \text{cm}$, thay trở lại ta tính $A$ $$\frac{3}{8}=\frac{-2\left(-5\right)A}{(A+x_2)^2}\\ A=15\ \text{cm} $$
đáp án chưa được chuẩn
Trả lờiXóaĐáp án câu nào bạn?
Xóa