Đề thi thử vật lý TN THPT - Đề số 8
Câu 1: Một hạt mang điện có độ lớn điện tích $q$ chuyển động với tốc độ $v$ trong một từ trường điện mà cảm ứng từ có độ lớn $B$. Biết vectơ vân tốc của hạt hợp với vectơ cảm ứng từ một góc $α$. Độ lớn lực Lo-ren-xơ do từ trường tác dụng lên hạt là
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về quang phổ vạch là đúng?
Câu 3: Sóng ngang là sóng có các phân tử dao động
Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hạch hạt nhân?
Câu 5: Một máy phát điện xoay chiều một pha có $p$ cặp cực từ. Khi rôto quay với tốc độ $n$ vòng/s thì tần số dòng điện phát ra là
Câu 6: Trong mạch dao động điện từ lí tưởng, điện tích một bản tụ điện biến thiên với phương trình là $q = 2\times10^{-8}\cos(2\times10^6t)\space\text{C}$. Điện tích cực đại một bản tụ điện là
Câu 7: Hệ thống giảm xóc ở ô tô, xe máy... là ứng dụng của dao động
Câu 8: Một hạt có khối lượng nghỉ $m_0$ khi chuyển động với tốc độ $v$ thì khối lượng là $m$. Cho $c$ là tốc độ ánh sáng trong chân không. Động năng của vật là
Câu 9: Theo thuyết lượng tử, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là
Câu 10: Mắc một ampe kế nối tiếp với một mạch điện xoay chiều. Số chỉ ampe kế là cường độ dòng điện
Câu 11: Đưa quả cầu A nhiễm điện âm lại gần đầu M của thanh kim loại dài MN trung hòa về điện như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây về sự nhiễm điện của thanh MN là đúng?
Câu 12: Một con lắc lò xo có độ cứng $k$ dao động điều hòa với phương trình $x = A\cos(\omega t)$. Cơ năng dao động là
Câu 13: Một khung dây phẳng diện tích $10 \space{cm}^2$ đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng vuông góc với mặt phẳng khung dây và có độ lớn $0.08 \space\text{T}$. Từ thông qua khung dây này là
Câu 14: Một vật dao động điều hòa với phương trình $x= 2\cos(10t) \space\text{cm}$. Tốc độ cực đại của vật là
Câu 15: Đặt điện áp xoay chiều có tần số $100 \space\text{Hz}$ vào hai đầu một tụ điện có điện dung $100 \space\text{µF}$. Dung kháng của tụ điện là
Câu 16: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bởi một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng $480\space\text{nm}$. Khoảng vân đo được trên màn là $0.48\space\text{mm}$. Vân sáng bậc $3$ có hiệu khoảng cách đến hai khe sáng là
Câu 17: Trong mẫu nguyên tử $\text{Bo}$, bán kính quỹ đạo dừng $\text{K}$ trong nguyên tử hiđrô là $r_0 = 5.3\times10^{-11}\space\text{m}$. Bán kính quỹ đạo dừng $\text{O}$ trong nguyên tử hiđrô bằng
Câu 18: Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút cạnh nhau là 20 cm thì bước sóng là
Câu 19: Hạt nhân ${^4_2}\text{He}$ có năng lượng liên kết là $6.80 \space\text{MeV}$. Năng lượng liên kết riêng của ${^4_2}\text{He}$ là
Câu 20: Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc từ thủy tinh có chiết suất $1.5$ ra môi trường không khí với góc tới $i = 30^o$. Góc khúc xạ trong không khí là
Câu 21: Hạt nhân ${^{214}_{82}}\text{Pb}$ phóng xạ $\beta^-$ tạo thành hạt nhân $\text{X}$. Hạt nhân $\text{X}$ có bao nhiêu nơtron?
Câu 22: Cho hai bức xạ có bước sóng $\lambda_1= 300 \space\text{nm}$ và $\lambda_2= 500 \space\text{nm}$. Lấy $h = 6.625\times10^{-34}\space\text{Js}$; $c = 3\times10^{8}\space\text{m/s}$. So với năng lượng mỗi phôtôn của bức xạ $\lambda_1$ thì năng lượng mỗi phôtôn của bức xạ $\lambda_2$ sẽ
Câu 23: Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ $6 \space\text{cm}$ và chu kì $0.5 \space\text{s}$. Trong khoảng thời gian ngắn nhất đi từ vị trí $x=6 \space\text{cm}$ đến vị trí $x=-3\space\text{cm}$, vật có tốc độ trung bình
Câu 24: Điện năng ở trạm điện một pha được truyền đi với công suất không đổi. Nếu điện áp hiệu dụng của trạm điện là $2\space\text{kV}$ thì hiệu suất truyền tải là $85\space\text{%}$. Muốn nâng hiệu suất truyền tải lên $95\space\text{%}$ thì phải thay đổi điện áp hiệu dụng của trạm bằng
Câu 25: Ba điểm $\text{O}, \text{M}, \text{N}$ trong không gian tạo ra tam giác vuông tại $\text{O}$ và có $\text{OM} = 48 \space\text{m}$, $\text{ON} = 36 \space\text{m}$. Tại $\text{O}$ đặt một nguồn âm điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại $\text{M}$ là $69\space\text{dB}$. Trên đoạn $\text{MN}$, mức cường độ âm lớn nhất là
Câu 26: Theo mẫu Bo về nguyên tử hiđrô, lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng K là $F$. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng N về quỹ đạo dừng L thì lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron tăng thêm
Câu 27: Một chất điểm dao động điều hòa. Khi vừa rời khỏi vị trí cân bằng một đoạn $a$ thì động năng của chất điểm giảm liên tục đến $5.208\space\text{mJ}$. Tiếp tục đi thêm một đoạn $2a$ thì động năng giảm liên tục đến $3.608\space\text{mJ}$. Nếu tiếp tục đi thêm một đoạn $3a$ thì động năng của chất điểm là
Câu 28: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, chiếu vào hai khe một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda_1=450\space\text{nm}$ và đánh dấu vị trí các vân sáng trên màn. Thay ánh sáng đó bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda_2=720\space\text{nm}$ và đánh dấu vị trí các vân tối trên màn thì thấy có những vị trí đánh dấu trùng nhau. Tại vị trí đánh dấu trùng nhau lần thứ $2$ kể từ vân trung tâm, thì bức xạ $\lambda_1$ cho vân sáng
Câu 29: Đặt điện áp $u = 200\cos(100πt)\space\text{V}$ vào đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở $R$, tụ điện có điện dung $C=\frac{250}{3\pi}\space\text{μF}$ và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm $L$ thay đổi được. Điều chỉnh $L$ cho đến khi điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện cực đại thì giá trị cực đại đó là $250\space\text{V}$. Giá trị $R$ là
Câu 30: Một chất phóng xạ $α$ có chu kì bán rã $T$. Khảo sát một mẫu chất phóng xạ này ta thấy: trong $1$ giờ đầu mẫu chất phóng xạ này phát ra $1024n$ hạt $α$ và trong $2$ giờ tiếp theo mẫu chất phóng xạ chỉ phát ra $33n$ hạt $α$. Giá trị của $T$ là
Câu 31: Một tấm nhôm mỏng có rạch $2$ khe $\text{F}_1$ và $\text{F}_2$ song sóng với một màn và cách màn $96\space\text{cm}$. Đặt giữa màn và hai khe một thấu kính hội tụ song song với màn. Di chuyển thấu kính giữa vật và màn, người ta tìm được $2$ vị trí cách nhau $48\space\text{cm}$ cho ảnh của hai khe rõ nét trên màn. Trong hai vị trí của thấu kính, vị trí gần tấm nhôm hơn cho hai ảnh $\text{F}{'_1}$ và $\text{F}{'_2}$ cách nhau $4 \space\text{mm}$. Bỏ thấu kính và chiếu vào hai khe chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng $400 \space\text{nm}$. Khoảng cách giữa hai vân sáng cạnh nhau là
Câu 32: Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục O$x$. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm $t_1$ (đường liền nét) và $t_2 = t_1 + \Delta t$ (đường nét đứt). Giá trị nhỏ nhất của $\Delta t$ là $0.08 \space\text{s}$.
Tại thời điểm $t_2$, vận tốc của điểm N trên đây là
Câu 33: Hai dây dẫn thẳng dài song song mang dòng điện ngược chiều $I_1 = I_2 = 2 \space\text{A}$ đặt cách nhau $6\space\text{cm}$ trong không khí. Một mặt phẳng (P) vuông góc với hai dây cắt chúng tại A và B. Điểm M thuộc mặt phẳng (P), nằm trên đường trung trực AB và cách đoạn AB $4\space\text{cm}$. Vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại M có
Câu 34: Đặt lần lượt hai điện tích điểm $q_1 = 4.32\times10^{-7}\space\text{C}$ và $q_2 = 10^{-7}\space\text{C}$ tại hai điểm A, B cách nhau $6\space\text{cm}$ trong không khí. Đặt tại M điện tích điểm $q$ thì lực điện tổng hợp do $q_1$ và $q_2$ tác dụng lên $q$ lần lượt là $\vec{F}_1$ và $\vec{F}_2$ với $\vec{F}_1=6.75\vec{F}_2$. Khoảng cách từ M đến A gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 35: Một mạch dao động điện từ tự do gồm một tụ điện có điện dung 0,125 μF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50 μH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 3 V. Từ thông cực đại qua cuộn cảm là
Câu 36: Cho mạch điện như hình vẽ:
$E = 12 \space\text{V}$, $r = \frac{48}{17}\space\text{Ω}$, $R_1 = 5\space\text{Ω}$, $R_2 = 1\space\text{Ω}$, bóng đèn $\text{Đ}\space(6 \space\text{V} - 3\space\text{W})$. Bỏ qua điện trở của dây nối. Biết đèn sáng bình thường. Giá trị $R_3$ gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 37: Một nguồn phát sóng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số $f = 20\space\text{Hz}$ tạo ra sóng tròn đồng tâm tại $\text{O}$ truyền trên mặt chất lỏng có tốc độ $40\space\text{cm/s}$. Hai điểm M và N thuộc mặt chất lỏng mà phần tử tại N dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại $\text{O}$ còn phần tử M dao động ngược pha với phần tử dao động tại $\text{O}$. Không kể phần tử chất lỏng tại $\text{O}$, số phần tử chất lỏng dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại $\text{O}$ trên đoạn MO là $8$, trên đoạn NO là $5$ và trên MN là $8$. Khoảng cách giữa hai điểm M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 38: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số thay đổi được vào đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần $R$, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm $L$ và tụ điện có điện dung $C$. Điều chỉnh $f = 40\space\text{Hz}$ thì công suất của mạch là $120\space\text{W}$. Điều chỉnh $f = 80\space\text{Hz}$ thì công suất của mạch cực đại là $240\space\text{W}$. Điều chỉnh $f = 120\space\text{Hz}$ thì công suất của mạch gần nhất giá trị nào sau đây?
Câu 39: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên trục O$x$ với chu kì $T$. Trong chu kì dao động đầu tiên, động năng của con lắc tại các thời điểm theo thứ tự từ nhỏ đến lớn có giá trị trong bảng sau:
Hệ thức đúng là
Câu 40: Cho đoạn mạch có $R, L, C$ mắc nối tiếp, trong đó giá trị độ tự cảm $L$ thay đổi được. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức $u = U_0\cos(\omega t)$. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng $U_L$ giữa hai đầu cuộn cảm và tổng trở $Z$ của đoạn mạch theo giá trị của độ tự cảm $L$.
Giá trị của $U_0$ gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về quang phổ vạch là đúng?
Câu 3: Sóng ngang là sóng có các phân tử dao động
Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hạch hạt nhân?
Câu 5: Một máy phát điện xoay chiều một pha có $p$ cặp cực từ. Khi rôto quay với tốc độ $n$ vòng/s thì tần số dòng điện phát ra là
Câu 6: Trong mạch dao động điện từ lí tưởng, điện tích một bản tụ điện biến thiên với phương trình là $q = 2\times10^{-8}\cos(2\times10^6t)\space\text{C}$. Điện tích cực đại một bản tụ điện là
Câu 7: Hệ thống giảm xóc ở ô tô, xe máy... là ứng dụng của dao động
Câu 8: Một hạt có khối lượng nghỉ $m_0$ khi chuyển động với tốc độ $v$ thì khối lượng là $m$. Cho $c$ là tốc độ ánh sáng trong chân không. Động năng của vật là
Câu 9: Theo thuyết lượng tử, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là
Câu 10: Mắc một ampe kế nối tiếp với một mạch điện xoay chiều. Số chỉ ampe kế là cường độ dòng điện
Câu 11: Đưa quả cầu A nhiễm điện âm lại gần đầu M của thanh kim loại dài MN trung hòa về điện như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây về sự nhiễm điện của thanh MN là đúng?
Câu 12: Một con lắc lò xo có độ cứng $k$ dao động điều hòa với phương trình $x = A\cos(\omega t)$. Cơ năng dao động là
Câu 13: Một khung dây phẳng diện tích $10 \space{cm}^2$ đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng vuông góc với mặt phẳng khung dây và có độ lớn $0.08 \space\text{T}$. Từ thông qua khung dây này là
Câu 14: Một vật dao động điều hòa với phương trình $x= 2\cos(10t) \space\text{cm}$. Tốc độ cực đại của vật là
Câu 15: Đặt điện áp xoay chiều có tần số $100 \space\text{Hz}$ vào hai đầu một tụ điện có điện dung $100 \space\text{µF}$. Dung kháng của tụ điện là
Câu 16: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bởi một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng $480\space\text{nm}$. Khoảng vân đo được trên màn là $0.48\space\text{mm}$. Vân sáng bậc $3$ có hiệu khoảng cách đến hai khe sáng là
Câu 17: Trong mẫu nguyên tử $\text{Bo}$, bán kính quỹ đạo dừng $\text{K}$ trong nguyên tử hiđrô là $r_0 = 5.3\times10^{-11}\space\text{m}$. Bán kính quỹ đạo dừng $\text{O}$ trong nguyên tử hiđrô bằng
Câu 18: Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút cạnh nhau là 20 cm thì bước sóng là
Câu 19: Hạt nhân ${^4_2}\text{He}$ có năng lượng liên kết là $6.80 \space\text{MeV}$. Năng lượng liên kết riêng của ${^4_2}\text{He}$ là
Câu 20: Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc từ thủy tinh có chiết suất $1.5$ ra môi trường không khí với góc tới $i = 30^o$. Góc khúc xạ trong không khí là
Câu 21: Hạt nhân ${^{214}_{82}}\text{Pb}$ phóng xạ $\beta^-$ tạo thành hạt nhân $\text{X}$. Hạt nhân $\text{X}$ có bao nhiêu nơtron?
Câu 22: Cho hai bức xạ có bước sóng $\lambda_1= 300 \space\text{nm}$ và $\lambda_2= 500 \space\text{nm}$. Lấy $h = 6.625\times10^{-34}\space\text{Js}$; $c = 3\times10^{8}\space\text{m/s}$. So với năng lượng mỗi phôtôn của bức xạ $\lambda_1$ thì năng lượng mỗi phôtôn của bức xạ $\lambda_2$ sẽ
Câu 23: Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ $6 \space\text{cm}$ và chu kì $0.5 \space\text{s}$. Trong khoảng thời gian ngắn nhất đi từ vị trí $x=6 \space\text{cm}$ đến vị trí $x=-3\space\text{cm}$, vật có tốc độ trung bình
Câu 24: Điện năng ở trạm điện một pha được truyền đi với công suất không đổi. Nếu điện áp hiệu dụng của trạm điện là $2\space\text{kV}$ thì hiệu suất truyền tải là $85\space\text{%}$. Muốn nâng hiệu suất truyền tải lên $95\space\text{%}$ thì phải thay đổi điện áp hiệu dụng của trạm bằng
Câu 25: Ba điểm $\text{O}, \text{M}, \text{N}$ trong không gian tạo ra tam giác vuông tại $\text{O}$ và có $\text{OM} = 48 \space\text{m}$, $\text{ON} = 36 \space\text{m}$. Tại $\text{O}$ đặt một nguồn âm điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại $\text{M}$ là $69\space\text{dB}$. Trên đoạn $\text{MN}$, mức cường độ âm lớn nhất là
Câu 26: Theo mẫu Bo về nguyên tử hiđrô, lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng K là $F$. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng N về quỹ đạo dừng L thì lực tương tác tĩnh điện giữa êlectron và hạt nhân khi êlectron tăng thêm
Câu 27: Một chất điểm dao động điều hòa. Khi vừa rời khỏi vị trí cân bằng một đoạn $a$ thì động năng của chất điểm giảm liên tục đến $5.208\space\text{mJ}$. Tiếp tục đi thêm một đoạn $2a$ thì động năng giảm liên tục đến $3.608\space\text{mJ}$. Nếu tiếp tục đi thêm một đoạn $3a$ thì động năng của chất điểm là
Câu 28: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, chiếu vào hai khe một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda_1=450\space\text{nm}$ và đánh dấu vị trí các vân sáng trên màn. Thay ánh sáng đó bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda_2=720\space\text{nm}$ và đánh dấu vị trí các vân tối trên màn thì thấy có những vị trí đánh dấu trùng nhau. Tại vị trí đánh dấu trùng nhau lần thứ $2$ kể từ vân trung tâm, thì bức xạ $\lambda_1$ cho vân sáng
Câu 29: Đặt điện áp $u = 200\cos(100πt)\space\text{V}$ vào đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở $R$, tụ điện có điện dung $C=\frac{250}{3\pi}\space\text{μF}$ và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm $L$ thay đổi được. Điều chỉnh $L$ cho đến khi điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện cực đại thì giá trị cực đại đó là $250\space\text{V}$. Giá trị $R$ là
Câu 30: Một chất phóng xạ $α$ có chu kì bán rã $T$. Khảo sát một mẫu chất phóng xạ này ta thấy: trong $1$ giờ đầu mẫu chất phóng xạ này phát ra $1024n$ hạt $α$ và trong $2$ giờ tiếp theo mẫu chất phóng xạ chỉ phát ra $33n$ hạt $α$. Giá trị của $T$ là
Câu 31: Một tấm nhôm mỏng có rạch $2$ khe $\text{F}_1$ và $\text{F}_2$ song sóng với một màn và cách màn $96\space\text{cm}$. Đặt giữa màn và hai khe một thấu kính hội tụ song song với màn. Di chuyển thấu kính giữa vật và màn, người ta tìm được $2$ vị trí cách nhau $48\space\text{cm}$ cho ảnh của hai khe rõ nét trên màn. Trong hai vị trí của thấu kính, vị trí gần tấm nhôm hơn cho hai ảnh $\text{F}{'_1}$ và $\text{F}{'_2}$ cách nhau $4 \space\text{mm}$. Bỏ thấu kính và chiếu vào hai khe chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng $400 \space\text{nm}$. Khoảng cách giữa hai vân sáng cạnh nhau là
Câu 32: Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục O$x$. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm $t_1$ (đường liền nét) và $t_2 = t_1 + \Delta t$ (đường nét đứt). Giá trị nhỏ nhất của $\Delta t$ là $0.08 \space\text{s}$.
Tại thời điểm $t_2$, vận tốc của điểm N trên đây là
Câu 33: Hai dây dẫn thẳng dài song song mang dòng điện ngược chiều $I_1 = I_2 = 2 \space\text{A}$ đặt cách nhau $6\space\text{cm}$ trong không khí. Một mặt phẳng (P) vuông góc với hai dây cắt chúng tại A và B. Điểm M thuộc mặt phẳng (P), nằm trên đường trung trực AB và cách đoạn AB $4\space\text{cm}$. Vectơ cảm ứng từ tổng hợp tại M có
Câu 34: Đặt lần lượt hai điện tích điểm $q_1 = 4.32\times10^{-7}\space\text{C}$ và $q_2 = 10^{-7}\space\text{C}$ tại hai điểm A, B cách nhau $6\space\text{cm}$ trong không khí. Đặt tại M điện tích điểm $q$ thì lực điện tổng hợp do $q_1$ và $q_2$ tác dụng lên $q$ lần lượt là $\vec{F}_1$ và $\vec{F}_2$ với $\vec{F}_1=6.75\vec{F}_2$. Khoảng cách từ M đến A gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 35: Một mạch dao động điện từ tự do gồm một tụ điện có điện dung 0,125 μF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50 μH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 3 V. Từ thông cực đại qua cuộn cảm là
Câu 36: Cho mạch điện như hình vẽ:
$E = 12 \space\text{V}$, $r = \frac{48}{17}\space\text{Ω}$, $R_1 = 5\space\text{Ω}$, $R_2 = 1\space\text{Ω}$, bóng đèn $\text{Đ}\space(6 \space\text{V} - 3\space\text{W})$. Bỏ qua điện trở của dây nối. Biết đèn sáng bình thường. Giá trị $R_3$ gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 37: Một nguồn phát sóng dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với tần số $f = 20\space\text{Hz}$ tạo ra sóng tròn đồng tâm tại $\text{O}$ truyền trên mặt chất lỏng có tốc độ $40\space\text{cm/s}$. Hai điểm M và N thuộc mặt chất lỏng mà phần tử tại N dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại $\text{O}$ còn phần tử M dao động ngược pha với phần tử dao động tại $\text{O}$. Không kể phần tử chất lỏng tại $\text{O}$, số phần tử chất lỏng dao động cùng pha với phần tử chất lỏng tại $\text{O}$ trên đoạn MO là $8$, trên đoạn NO là $5$ và trên MN là $8$. Khoảng cách giữa hai điểm M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 38: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số thay đổi được vào đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần $R$, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm $L$ và tụ điện có điện dung $C$. Điều chỉnh $f = 40\space\text{Hz}$ thì công suất của mạch là $120\space\text{W}$. Điều chỉnh $f = 80\space\text{Hz}$ thì công suất của mạch cực đại là $240\space\text{W}$. Điều chỉnh $f = 120\space\text{Hz}$ thì công suất của mạch gần nhất giá trị nào sau đây?
Câu 39: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên trục O$x$ với chu kì $T$. Trong chu kì dao động đầu tiên, động năng của con lắc tại các thời điểm theo thứ tự từ nhỏ đến lớn có giá trị trong bảng sau:
Hệ thức đúng là
Câu 40: Cho đoạn mạch có $R, L, C$ mắc nối tiếp, trong đó giá trị độ tự cảm $L$ thay đổi được. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch có biểu thức $u = U_0\cos(\omega t)$. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của điện áp hiệu dụng $U_L$ giữa hai đầu cuộn cảm và tổng trở $Z$ của đoạn mạch theo giá trị của độ tự cảm $L$.
Giá trị của $U_0$ gần nhất với giá trị nào sau đây?
------- ΦΦΦΦΦ -------
Chuyên mục:
Thi thử vật lý online,
Không có nhận xét nào: