Thi vào lớp 10 chuyên lý - Đề thi thử số 3

Banner đề thi thử vật lý 10 chuyên

Những điều nên làm trong khi làm bài thi

  • Ngay cả khi bài toán có vẻ là một bài toán khó, không sao cả, bằng cách đọc nó một cách cẩn thận các em có thể hiểu được nó.
  • Bạn bắt đầu với bài toán nào không quan trọng, miễn là đừng bỏ cuộc cho đến khi kết thúc.

Câu 1. Cơ học

Từ vạch xuất phát, hai vận động viên A và B chạy đồng thời theo một hướng dọc theo đường tròn của sân vận động. Ở mỗi vòng chạy: vận động viên A chạy nửa vòng đầu với tốc độ $2v$, nửa vòng còn lại với tốc độ $v$; vận động viên B chạy trong nửa thời gian đầu với tốc độ $v$, nửa thời gian còn lại chạy với tốc độ $2v$. Biết rằng A chạy hết một vòng trong $T_A$ = 90 s.

  1. Vận động viên B chạy một vòng với thời gian $T_B$ bằng bao nhiêu?
  2. Sau thời gian $t$ kể từ khi xuất phát, vận động viên này đuổi kịp vận động viên khác lần đầu tiên. Tính giá trị của $t$.
  3. Sau thời gian $T$ kể từ khi xuất phát, một trong hai vận động viên chạy hơn vận động viên kia đúng một vòng. Tính $T$.

Câu 2. Nhiệt học

Ba xô chứa 1 ℓ, 2 ℓ và 4 ℓ chất lỏng cùng loại, ở các nhiệt độ lần lượt là 4 °C, 12 °C, 16 °C. Chất lỏng của hai thùng đầu tiên được đổ hết vào thùng thứ ba. Bây giờ phải truyền bao nhiêu nhiệt lượng cho chất lỏng trong xô thứ ba để nóng lên tới 20 °C? Biết rằng cần phải truyền 70 kJ để làm nóng chất lỏng trong xô thứ ba lên tới 20 °C nếu không đổ chất lỏng từ hai xô kia vào nó. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt, không bị tràn chất lỏng trong quá trình làm việc.


Hình vẽ mô tả 3 xô chất lỏng ở nhiệt độ khác nhau

Câu 3. Điện học

Hình bên là sơ đồ mạch điện gồm ba vôn kế giống nhau, một ôm kế, một điện trở và một khoá K. Điện trở có giá trị gấp đôi điện trở của vôn kế. Khóa K được đóng. Chỉ số ôm kế là $R_0$ = 0,96 MΩ. Đặt vào hai đầu A, B một hiệu điện thế $U_{AB}$ thì tổng số đọc của tất cả các vôn kế là $U_0$ = 0,64 V.

Mạch điện cho câu 3
  1. Xác định hiệu điện thế $U_{AB}$ giữa hai đầu A và B của ôm kế.
  2. Cường độ dòng điện $I_0$ chạy qua ôm kế là bao nhiêu?
  3. Điện trở $R$ của vôn kế là bao nhiêu?
  4. Cường độ dòng điện qua khóa K nhỏ hơn cường độ dòng điện $I_0$ chạy qua ôm kế bao nhiêu lần?
  5. Ôm kế sẽ hiển thị gì nếu khóa K được mở?

Điện trở của các dây nối nhỏ hơn nhiều so với điện trở của vôn kế.

Câu 4. Quang học

Một thấu kính hội tụ tiêu cự $f$ = 10 cm đặt cố định. Đặt vật AB dạng đoạn thẳng vuông góc với trục chính của thấu kính, A nằm trên trục chính thì ảnh của AB qua thấu kính là đoạn thẳng A’B’ (A’ là ảnh của A và B’ là ảnh của B). Chiều cao vật AB là $h$ = 2 cm. Ban đầu AB cách thấu kính 30 cm. Cho đầu A trượt trên trục chính (AB luôn vuông góc với trục chính) với tốc độ không đổi $v$ = 2 mm/s đến vị trí cách thấu kính 20 cm.

  1. Tính tốc độ trung bình của A’ trong quá trình chuyển động.
  2. Trong quá trình vật AB chyển động, ảnh B’ đi được quãng đường $s$ và hướng chuyển động của B’ hợp với trục chính một góc $α$. Tính $s$ và $α$.

----------- Φ Φ Φ Φ Φ -----------

Không có nhận xét nào: