Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Nghệ An năm 2022

Sở Giáo dục và Đào Tạo Nghệ An vừa tổ chức Kì khảo sát chất lượng kết hợp thi thử lớp 12 năm học 2021 - 2022 nhằm kiểm tra chất lượng dạy học lớp 12 của các trường trong tỉnh, đồng thời giúp học sinh lớp 12 chuẩn bị tốt hơn cho kì thi TN THPT năm học 2021 - 2022. Xin gửi đến các bạn lời giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý tỉnh Nghệ An năm 2022 để chúng ta cùng tham khảo. Đề thi thử vật lý Nghệ An 2022 bám sát đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khoảng 10 câu cuối của đề dành cho các bạn thi đại học nên ở mức độ cao. Những bạn có nguyện vọng thi vào các trường đại học top đầu thì phải dành đến 40 phút giải những câu này.


Đề thi thử TN THPT môn vật lý Nghệ An 2022 - Mã đề 213


Giải chi tiết đề thi thử TN THPT môn vật lý Nghệ An 2022 - Mã đề 213

Câu 29. Đề thi thử TN THPT môn vật lý Nghệ An 2022

Đáp án D

Bước sóng \begin{align} \lambda&=2\pi\frac{v}{\omega}\\ &=2\pi\frac{3}{20\pi}\\ &=0\text{,}3\ \text{m}\\ &=30\ \text{cm} \end{align} Phương trình dao động của phần tử M $$u_M=3\cos{\left(20\pi t-0,5\pi-2\pi\frac{18,75}{\lambda}\right)}\ \mathrm{\mathrm{cm}}$$ Khi $t=0\text{,}0375\ \text{s}$ \begin{align} u_M&=3\cos{\left(20\pi.0\text{,}0375-0\text{,}5\pi-2\pi\frac{18\text{,}75}{30}\right)}\\ &=-3\ \mathrm{\mathrm{cm}} \end{align} Đến đây cứ tưởng đáp án C, tuy nhiên chúng ta chú ý, thời gian sóng truyền từ O đến M là \begin{align} \tau&=\frac{OM}{v}\\ &=\frac{18\text{,}75}{300}\\ &=0\text{,}0625\ \text{s}=62\text{,}5\ \text{ms} \end{align} Vậy thời điểm $t=37\text{,}5\ \text{ms}$ sóng chưa đến được M, tức là M vẫn ở vị trí cân bằng.

Câu 30. Đề thi thử TN THPT môn vật lý Nghệ An 2022

Đáp án A

Công suất nguồn sáng \begin{align} P&=\frac{nhf}{t}\\ &=\frac{13\text{,}5.{10}^{18}.6\text{,}625.{10}^{-34}.4.{10}^{14}}{1}\\ &=3\text{,}5775\ \mathrm{\mathrm{W}} \end{align}

Câu 31. Đề thi thử TN THPT môn vật lý Nghệ An 2022

Đáp án C

Với bước sóng $\lambda$ thì M tại vị trí vân sáng bậc $6$ $$x_M=6\frac{\lambda_1D}{a}$$ Nếu bước sóng \lambda\prime thì giả sử nó ở vân sáng bậc $k$ $$x_M=k\frac{\lambda_2D}{a}$$ Suy ra $$k=\frac{6\lambda_1}{\lambda_2}=3\text{,}6$$ Giữa M và N có $3\times2+1=7$ vân sáng và $8$ vân tối.

Câu 32. Đề thi thử TN THPT môn vật lý Nghệ An 2022

Đáp án D

Tỉ số giữa số hạt mới tạo thành và số hạt phóng xạ còn lại $$\frac{N_Y}{N_X}=2^\frac{t}{T}-1$$ Áp dụng $$2^\frac{t}{T}-1=1\text{,}5\Rightarrow2^\frac{t}{T}=2\text{,}5\\ 2^\frac{2t}{T}-1={2\text{,}5}^2-1=5\text{,}25$$

Câu 33. Đề thi thử TN THPT môn vật lý Nghệ An 2022

Đáp án C

Từ hình vẽ ta thấy $$U_{AB}\cos{\alpha}=U_{MB}$$ Theo bài ra thì ứng với mỗi giá trị $C$ ta có một giá trị $\alpha$ (độ lệch pha giữa $u_{AB}$ và $u_{MB}$), tức là $$\alpha_1=\varphi-\left(-\frac{\pi}{3}\right)\\ \alpha_2=\varphi-\frac{\pi}{6}$$ Rõ ràng là $\alpha_1=\alpha_2+\frac{\pi}{2}$ nên $\cos{\alpha_1}=\sin{\alpha_2}$, thay vào biểu thức đầu tiên $$U_{AB}\sin{α_2}=U_{01}\\ U_{AB}\cos{α_2}=1\text{,}25U_{01}$$ Suy ra $$U_{AB}^2=U_{01}^2+{1,25}^2U_{01}^2$$ \begin{align} U_{01}&=\frac{U_{AB}}{\sqrt{1+{1\text{,}25}^2}}\\ &=\frac{180}{\sqrt{1+{1\text{,}25}^2}}\\ &=112\text{,}445\ \mathrm{\mathrm{V}} \end{align}

Câu 34. Đề thi thử vật lý Nghệ An 2022

Đáp án A
Các lá đồng dao động như con lắc vật lí, ta coi gần giống con lắc đơn, chiều dài càng lớn thì tần số càng nhỏ, âm càng trầm. Vậy N phát ra âm trầm nhất.

Câu 35. Đề thi thử vật lý Nghệ An 2022

Đáp án A

Ta dễ dàng nhận thấy $\alpha={60}^0$ và tam giác $AMB$ vuông tại $M$, khi đó góc $\widehat{EMB}={60}^0$. Công suất trên $R$ cũng chính là công suất trên đoạn $MB$, nó bằng \begin{align} P&=U_{MB}I\cos{\widehat{EMB}}\\ &=60\times3\times\cos{{60}^0}\\ &=90\ \mathrm{\mathrm{W}} \end{align}

Câu 36. Đề thi thử vật lý Nghệ An 2022

Đáp án B
Bước sóng của mạch LC $$\lambda=2\pi\ c\sqrt{LC}\\ \frac{\lambda_2}{\lambda_1}=\sqrt{\frac{C_2}{C_1}}$$ \begin{align} \lambda_2&=\lambda_1\sqrt{\frac{C_2}{C_1}}\\ &=1\text{,}8\sqrt{\frac{24}{6}}\\ &=3\text{,}6\ \mathrm{\mathrm{m}} \end{align}

Câu 37. Đề thi thử vật lý Nghệ An 2022

Đáp án D $${_1^1}\mathrm{p}+{_4^9}\mathrm{Be}\rightarrow{_2^4}\mathrm{\alpha}+{_3^6}\mathrm{Li}\\ K_s-K_0=E$$ Theo đồ thị khi $K_0=0$ thì $K_s=9\text{,}5\ \mathrm{MeV}$, suy ra $$E=9\text{,}5\ \mathrm{MeV}$$ Còn khi $K_0=1\text{,}8\ \mathrm{MeV}$ thì $$K_s=9\text{,}5+1\text{,}8=11\text{,}3\ \mathrm{MeV}$$ Lúc đó $K_\alpha=6\text{,}6\ \mathrm{MeV}$, thay vào $K_s$ \begin{align} K_X&=K_s-K_\alpha\\ &=11\text{,}3-6\text{,}6\\ &=4\text{,}7\ \mathrm{MeV} \end{align} Động lượng $${\vec{P}}_p={\vec{P}}_\alpha+{\vec{P}}_X$$

\begin{align} \cos{\theta}&=\frac{P_X^2+P_p^2-P_\alpha^2}{2P_XP_p}\\ &=\frac{6K_X+K_p-4K_\alpha}{2\sqrt{6K_XK_p}}\\ &=\frac{6\times4.7+1.8-4\times6.6}{2\times\sqrt{6\times4.7\times1.8}}\\ &=0\text{,}2526 \end{align} $$\alpha={75\text{,}36}^0$$ Nhận xét:
+ Đồ thị có kéo tới trục tung, tức là khi $K_0=0 thì K_s=9\text{,}5\ \mathrm{MeV}$. Điều này sai với thực tế, vì khi hạt prôtôn đứng yên thì phản ứng không xảy ra vì làm gì có “vụ bắn” nào.
+ Đề có nêu $K_s$ phụ thuộc $K_0$ nhưng lại cho $K_0=1\text{,}8\ \mathrm{MeV}$, người đọc hiểu rằng $K_0$ là hằng số. Hợp lý hơn phải là:
Khi $K_0=1\text{,}8\ \text{MeV}$ thì $K_\alpha=6\text{,}6\ \text{MeV}$.

Câu 38. Đề thi thử vật lý Nghệ An 2022

Đáp án B $$v^2\approx\ F_c$$ Hay $v^2=aF_c$, với $a$ là hằng số
Có sóng dừng khi $$l=k\frac{v_1}{2f}=\left(k+1\right)\frac{v_2}{2f}\\ k\sqrt{F_1}=\left(k+1\right)\sqrt{F_2}\\ k=\frac{\sqrt{F_2}}{\sqrt{F_1}-\sqrt{F_2}}=5$$ Bước sóng được tính $\lambda=\frac{v}{f}=\frac{\sqrt{aF}}{f}$ nên lực căng lớn nhất khi bước sóng lớn nhất, khi đó $\frac{\lambda}{2}=l$, suy ra $$\frac{\sqrt{aF}}{2f}=k\frac{\sqrt{aF_1}}{2f}\\ F=k^2F_1=5^2\times16=400\ \mathrm{\mathrm{N}}$$

Câu 39. Đề thi thử vật lý Nghệ An 2022

Đáp án C
Khi $C$ thay đổi để $U_{C_{\mathrm{max}}}$ thì $u_{AM}$ nhanh pha $\frac{\pi}{2}$ so với $u_{AB}$, suy ra $$\frac{u_{AM}^2}{U_{AM}^2}+\frac{u_{AB}^2}{U_{AB}^2}=2$$

Với $u_{AB}=0$ thì $u_{AM}=-120\ \mathrm{\mathrm{V}}$ suy ra $$U_{AM}=60\sqrt2\ \mathrm{\mathrm{V}}$$ Với $u_{AB}=80\ \mathrm{\mathrm{V}}$ thì $u_{AM}=-60\sqrt3\ \mathrm{\mathrm{V}}$ suy ra $$U_{AB}=80\sqrt2\ \mathrm{\mathrm{V}}$$ Hệ số công suất của đoạn mạch AM là \begin{align} \cos{\varphi_{AM}}&=\cos{\widehat{MAE}}\\ &=\sin{\widehat{AME}}\\ &=\frac{AB}{MB}\\ &=\frac{U_{AB}}{\sqrt{U_{AB}^2+U_AM^2}}\\ &=\frac{80\sqrt2}{\sqrt{\left(80\sqrt2\right)^2+\left(60\sqrt2\right)^2}}\\ &=0\text{,}8 \end{align}

Câu 40. Đề thi thử vật lý Nghệ An 2022

Đáp án C
Khi lực đẩy của lò xo lên giá cực đại là khi lò xo bị nén nhiều nhất, độ nén cực đại đó bằng $$\Delta\ell_1=\frac{Q}{k}$$

Suy ra biên độ \begin{align} A&=\Delta\ell_0+\Delta\ell_1\\ &=\frac{mg+Q}{k} \end{align} Khi vật ở vị trí thấp nhất, lò xo dãn nhiều nhất, độ dãn khi đó là \begin{align} \Delta\ell_{\mathrm{max}}&=A+\Delta\ell_0\\ &=\frac{2mg+Q}{k} \end{align} Sau khi kẹp giữ lò xo, kẹp C chịu tác dụng của lực đàn hồi từ hai nửa lò xo.
Nửa trên luôn kéo lên với lực $k\Delta\ell_{\mathrm{max}}$, nửa dưới là $-F_{\text{đh}}$, với $F_{\text{đh}}$ là lực đàn hồi của nửa dưới lò xo tác dụng lên vật dao động. Nếu chọn chiều dương từ dưới lên thì $$F_{\text{đh}}=-2kx+mg$$ (Số $2$ xuất hiện vì chỉ một nửa lò xo, độ cứng tăng gấp đôi) Hợp lực tác dụng lên C là \begin{align} F&=k\Delta\ell_{\mathrm{max}}-Fđh\\ &=2mg+Q--2kx+mg\\ &=2kx+mg+Q \end{align} Từ đồ thị ta suy ra $$mg+Q=1\text{,}5\\ Q=1\text{,}5-0\text{,}1\times10=0\text{,}5\ \mathrm{\mathrm{N}}$$



5 nhận xét: